Tìm Hiểu Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt Động Của Các Loại Cơ Cấu Nâng Hạ

3328 lượt xem 2

Cầu nâng hay các thiết bị nâng hạ trong nhà máy, công xưởng thường sở hữu một cơ cấu nâng hạ đặc biệt. Trong nội dung hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn các loại cơ cấu nâng hạ cùng đặc điểm, cấu tạo của chúng. 

Cơ cấu nâng hạ là gì?

Cơ cấu nâng hạ là một bộ phận quan trọng của thiết bị nâng hạ là nhiệm vụ di chuyển hàng hóa, nâng hạ vật nặng hoặc máy móc chuyên dụng. Khi sử dụng, người dùng có thể tự điều khiển theo ý muốn cá nhân để đảm bảo hoàn thành công việc của mình. 

Hiện nay, cơ cấu nâng hạ đơn giản có nhiều loại nhưng phổ biến là 4 loại gồm cơ cấu nâng, đó là cơ cấu nâng hạ thủy lực, cơ cấu nâng hạ cầu trục và cơ cấu nâng hạ bằng khí nén. Trong các nội dung bên dưới, chúng ta sẽ đi tìm hiểu chi tiết về các loại này. 

Cơ cấu nâng hạ thủy lực

Cơ cấu nâng hạ thủy lực là gì?

Cơ cấu nâng hạ thủy lực là một cơ chế chuyển động và vận chuyển lực của chất lỏng ở một không gian bị giới hạn. Lúc này, tại môi trường thủy lực khép kín, năng lượng sẽ được truyền tải bằng lực đẩy lên chất lỏng đó để vận hành việc nâng hạ, di chuyển hàng hóa hoặc nguyên vật liệu một cách tự động giúp nâng cao hiệu quả trong sản xuất và sự an toàn tuyệt đối cho người lao động.

Bàn nâng thuỷ lực 

Cấu tạo cơ bản của cấu nâng hạ thủy lực

Một cơ cấu nâng hạ thủy lực bao gồm nhiều bộ phận cấu thành. Cụ thể là:

  • Động cơ thủy lực: Là cơ cấu chấp hành chính, có nhiệm vụ biến đổi động năng thành cơ năng và thực hiện chuyển động tịnh tiến. 
  • Xi lanh: Là bộ phận quan trọng nhất của cơ cấu nâng hạ, gồm 2 loại phổ biến là xi lanh tác dụng đơn và xi lanh tác dụng kép. Trong đó, xi lanh tác dụng kép được sử dụng nhiều hơn cả.
  • Van phân phối: Là bộ phận đảm nhiệm chức năng điều khiển quá trình di chuyển và nâng hạ của cơ cấu thủy lực. Nó có khả năng đổi nhánh dòng chảy ở các nút của đường ống và chỉ cho phép dòng chảy dịch chuyển ở một đường ống nhất định. Vì vậy, cơ cấu nâng hạ thủy lực có thể vận hành ổn định và di chuyển một cách dễ dàng theo quy luật được đặt ra.
  • Van phân phối: Là van tỷ lệ hay van điều khiển vô số cấp, được cấu tạo 3 phần chính là thân van, nam châm điện và con trượt.
  • Cơ cấu phân phối: Là nơi tập trung đa số các đầu nút trong đường ống lưu thông chất lỏng. 

Bàn nâng thuỷ lực điện 

Nguyên lý hoạt động cơ cấu nâng hạ thủy lực

Trong 1 cơ cấu nâng hạ thủy lực, dầu thường được dùng để làm chất bôi trơn cho bề mặt tiếp xúc và đồng thời làm môi chất để truyền lực. Trong quá trình vận hành, dầu thủy lực sẽ luân chuyển bên trong một hệ thống kín tuần hoàn nhờ việc bơm dầu cùng các cơ cấu điều khiển khác. 

Khi động cơ điện hoặc Diezen làm quay bơm dầu rồi hút dầu thủy lực trong két dầu chuyển tới các cơ cấu khác trong hệ thủy lực thì áp suất dầu sẽ bị khống chế bởi van an toàn hệ thống. Từ đó, nó giúp cho thiết bị hoạt động an toàn và duy trì tuổi thọ bền bỉ.

Lúc này, dầu thủy lực được đưa đến các cơ sở điều khiển rồi tiếp tục đưa đến cơ cấu chấp hành nhờ lưu lượng và áp suất do bơm thủy lực sinh ra. Từ đó, chuyển động quay hoặc chuyển động tịnh tiến trong cơ cấu chấp hành sẽ được hoạt động. Sau khi truyền năng lượng, dầu thủy lực sẽ được đưa trở về két dầu thủy lực. 

Ứng dụng cơ cấu nâng hạ thủy lực

Hiện nay, cơ cấu nâng hạ thủy lực được ứng dụng phổ biến tại mọi ngành nghề như:

  • Công nghiệp sản xuất: Tại các hệ thống sản xuất hiện đại như nhà xưởng, xí nghiệp, nhà máy,... thì sử dụng cơ cấu thủy lực giúp công tác vận chuyển, khuân vác thủ công của con người được giảm đáng kể. Từ đó hiệu quả công việc và chất lượng sản phẩm được đảm bảo tuyệt đối.
  • Xây dựng: Các nguyên vật liệu, máy móc lớn như máy ủi, máy ép cọc, cần cẩu,... sẽ được vận chuyển dễ dàng đến địa điểm sử dụng.
  • Sửa chữa, lắp đặt: Các trung tâm sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, xe máy, xe tải, xe công nghiệp,... ứng dụng cơ cấu nâng hạ cho các loại cầu nâng chuyên nghiệp. 
  • Ngoài ra, cơ cấu nâng hạ thủy lực còn ứng dụng trong công tác vận chuyển, nâng hạ giường bệnh, thiết bị y tế,.... 

>> Xem thêm:

Cơ cấu nâng hạ cầu trục

Cơ cấu nâng hạ cầu trục là gì?

Cơ cấu nâng hạ cầu trục là một chuyển động được trang bị trong các thiết bị nâng hạ chuyên dụng. Dạng chuyển động là máy trục hoạt động trên 2 đường ray cố định và được lắp đặt ở tường cao hoặc kết cấu thép kim loại. Cơ cấu nâng hạ cầu trục có 3 cơ cấu dịch chuyển động là nâng hạ vật, di chuyển xe con và di chuyển xe cầu.

Do đó, các thiết bị có cơ cấu nâng hạ cầu trục thường cho khả năng vận chuyển trong khoảng không gian nhất định. Khoảng không gian này được xác định là khẩu độ giữa 2 đường ray cố định. 

Cơ cấu nâng hạ cầu trục cho khả năng vận chuyển trong không gian nhất định

Cấu tạo cơ cấu nâng cầu trục

Cơ cấu nâng hạ cầu trục gồm các bộ phận chính như sau:

  • Xe cầu: Là một khung sắt hình chữ nhật, được thiết kế để đảm bảo khả năng chịu lực tốt nhất của dầm cầu và bánh xe. Khi đó, một dầm cầu chính được đặt ngang và 2 dầm cầu thẳng để đỡ dầm cầu ngang. Hệ thống bánh xe làm bằng cao su bền bỉ giúp quá trình di chuyển cầu trục được dễ dàng và thuận tiện. 
  • Xe con: Đây là bộ phận dịch chuyển đường ray phía trên xe cầu, được đặt cơ cấu nâng hạ cùng cơ cấu chuyển động. Khi đó, tùy thuộc vào loại cầu trục sẽ có từ 1, 2 đến 3 xe con. Thông thường, một kết cấu sẽ gồm 1 cơ cấu nâng chính và một đến hai cơ cấu nâng phụ để xe con sẽ di chuyển trên xe cầu, còn xe cầu thì dịch chuyển dọc theo phân xưởng để đáp ứng tối đa nhu cầu vận chuyển hàng hóa đến các nơi trong nhà máy.
  • Cơ cấu nâng hạ: Dùng cho cầu trục 1 dầm cho khả năng dịch chuyển dọc theo dầm cầu chính với palang điện và palang tay. Còn loại dùng cho dầm thông thường có cơ cấu nâng hạ đặt lên xe con để chuyển động dọc theo dầm chính. 
  • Cơ cấu phanh hãm: Gồm 3 loại là phanh guốc, phanh đai và phanh đĩa. Khi xem xét chung thì chúng đều có nguyên lý hoạt động giống nhau. 

Cơ cấu nâng hạ cầu trục có những loại nào?

Khi phân loại cơ cấu nâng hạ cầu trục, người ta dựa vào các tiêu chí khác nhau. Cụ thể là:

  • Phân loại theo hình dáng bộ phận nâng hạ: Gồm cầu trục sử dụng móc tiêu chuẩn, cầu trục dùng gầu ngoạm và cầu trục dùng nam châm điện.
  • Phân loại theo trọng tải: Gồm loại nhẹ với trọng tải dưới 10 tấn, loại trung bình với trọng tải từ 10-15 tấn và loại nặng với trọng tải trên 15 tấn.
  • Phân loại theo chế độ làm việc: Gồm loại nhẹ với tỷ lệ trọng tải từ 10-15% (số lần đóng cắt trong 1 giờ là 60), loại trung bình với tỷ lệ trọng tải từ 15-25% (số lần đóng cắt trong 1 giờ là 120) và loại nặng với tỷ lệ trọng tải từ 40-60% (số lần đóng cắt trong 1 giờ là trên 240). 
  • Phân loại theo chức năng: Gồm cầu trục vận chuyển ứng dụng thích hợp với nơi không yêu cầu cao độ chính xác và cầu trục lắp ráp cho nơi yêu cầu cao về độ chính xác. 

Cầu trục dầm đơn lắp đặt trong nhà máy

Nguyên lý vận hành của cơ cấu nâng hạ cầu trục

Khi động cơ điện truyền chuyển động đến trục và các khớp nối để đến các hộp giảm tốc thì chuyển động sẽ được truyền đến bánh xe di chuyển cầu trục. Lúc này, xe con có chứa kết cấu nâng hạ sẽ di chuyển trên ray rồi gắn trên dầm chính. 

Khi đến điểm dừng hoặc khúc cua thì người điều khiển sử dụng phanh để hãm. Tất cả các động cơ được điều khiển nhờ hệ thống bảng điều khiển trên Cabin, người dùng cũng có thể dễ dàng quan sát và điều khiển toàn bộ động cơ để cầu trục đưa hàng hóa đến đúng vị trí yêu cầu. 

Cơ cấu nâng hạ bằng khí nén

Cơ cấu nâng hạ bằng khí nén là gì?

Cơ cấu nâng hạ bằng khí nén được trang bị trong các thiết bị có chức năng nâng hạ hàng hóa, vận hành bằng năng lượng được sinh ra bởi lượng khí nén để tăng năng suất công việc và làm giảm sức lao động của con người. 

Cầu nâng ô tô 1 trụ 

Cấu tạo cầu nâng hạ bằng khí nén

Cơ cấu này gồm 3 bộ phận cơ bản là bàn nâng, hệ thống khí nén và khung. Cụ thể là:

  • Bàn nâng: Được làm từ chất liệu có sức chịu lực tốt như thép không gỉ, làm nhiệm vụ nâng hạ đồ vật.
  • Hệ thống khí nén: Là bộ phận cung cấp năng lượng để quá trình nâng hạ diễn ra hiệu quả. Nguồn năng lượng được sinh ra từ khí nén lớn góp phần nâng cao năng suất làm việc. 
  • Khung: Được cấu tạo từ thép bền bỉ, lắp ráp chắc chắn bằng các ốc vít. Khi thiết bị di chuyển sẽ phối hợp đồng đều với nhau một cách đồng bộ. 

Nguyên lý hoạt động của cơ cấu nâng hạ bằng khí nén

Cơ cấu nâng hạ bằng khí nén thực hiện chuyển đổi năng lượng từ khí đến các động cơ phát huy chức năng giúp thiết bị làm việc hiệu quả. Hiện nay, nó được ứng dụng tại nhiều ngành công nghiệp và máy móc hiện đại như cầu nâng ô tô, cầu nâng xe tải,... 

Khi cơ cấu nâng hạ bằng khí nén hoạt động thì Piston bên trong một chiếc xi lanh sẽ di chuyển làm không khí bên ngoài hút vào đầu nén. Lúc này, khi nó di chuyển lên trên và thu hẹp thể tích xi lanh sẽ làm áp lực nén khí tăng khiến áp suất trong xi lanh lớn hơn áp suất của dòng chảy. Và khi van xả được mở ra thì không khí được thoát ra ngoài để đến hệ thống nén khí và tạo nguồn năng lượng giúp thiết bị hoạt động tốt. 

Cơ cấu nâng hạ bằng khí nén

Hiện nay, các sản phẩm cầu nâng ô tô ứng dụng cơ cấu nâng hạ đang được sử dụng phổ biến tại nhiều ngành nghề và mang lại hiệu quả làm việc tuyệt vời. Vì vậy, để có thêm được thông tin chi tiết về sản phẩm này cũng như giải đáp các thắc mắc liên quan; hãy liên hệ qua hotline 0964 593 282 hoặc truy cập website santhuongmaidientu.vn của chúng tôi.

Bài viết trên đây là các chia sẻ của chúng tôi về các loại cơ cấu nâng hạ gồm đơn giản, thủy lực và nén khí. Hy vọng là các thông tin này đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn và lựa chọn cho máy móc của mình loại cơ cấu nâng hạ hàng phù hợp nhất.

Hỏi Đáp

Thanh Trúc
Nhận xét vào ngày 04 tháng 04 năm 2022
Cầu nâng giá tốt so với bên khác, nhân viên hỗ trợ nhiệt tình, chất lượng 10 điểm
Thảo luận
Chu Hạo Huy
Nhận xét vào ngày 04 tháng 04 năm 2022
sản phẩm tương đối chất lượng, đánh giá 5 sao!!!
Thảo luận
Tin tức cầu nâng

Tin tức cầu nâng

Xem tất cả »
Gợi ý TOP 5 cầu nâng cắt kéo nâng bụng tốt nhất hiện nay

Gợi ý TOP 5 cầu nâng cắt kéo nâng bụng tốt nhất hiện nay

Báo giá 3 mẫu kích thủy lực 10 tấn chất lượng nhất hiện nay

Báo giá 3 mẫu kích thủy lực 10 tấn chất lượng nhất hiện nay

TOP 3 kích thủy lực 500kg chất lượng nhất thị trường

TOP 3 kích thủy lực 500kg chất lượng nhất thị trường

Bảng Báo Giá Cầu Nâng 1 Trụ Chuyên Rửa Xe Ô Tô Mới Nhất

Bảng Báo Giá Cầu Nâng 1 Trụ Chuyên Rửa Xe Ô Tô Mới Nhất

[Giải Đáp] Nên Chọn Cầu Nâng 1 Trụ Âm Nền Hay Dương Nền?

[Giải Đáp] Nên Chọn Cầu Nâng 1 Trụ Âm Nền Hay Dương Nền?

Kích Thước Cầu Nâng 1 Trụ Từng Loại Chi Tiết

Kích Thước Cầu Nâng 1 Trụ Từng Loại Chi Tiết

[Chi tiết] Bản vẽ cầu nâng 1 trụ lắp nổi & âm nền

[Chi tiết] Bản vẽ cầu nâng 1 trụ lắp nổi & âm nền

Kích thủy lực hành trình dài và những điều cần biết

Kích thủy lực hành trình dài và những điều cần biết

Cầu nâng ô tô 4 trụ có gì đặc biệt? Cấu tạo và lưu ý khi sử dụng

Cầu nâng ô tô 4 trụ có gì đặc biệt? Cấu tạo và lưu ý khi sử dụng

Gọi ngay
Gọi ngay
Messenger
Messenger
Zalo
Zalo
Bản đồ
Bản đồ