Kích thủy lực hành trình dài và những điều cần biết
Nội dung chính [ Ẩn ]
Kích thủy lực hành trình dài là thiết bị thông dụng dễ tìm thấy không chỉ ở nhiều ngành nghề sản xuất, chế tạo cơ khí mà còn trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều người tiêu dùng chưa tiếp cận được những thông tin về loại thiết bị này, gây ra không ít khó khăn khi chọn mua và sử dụng. Bài viết sau đây của Sàn thương mại Hoàng Liên sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan và thực tế nhất về thiết bị này, cùng đón xem nhé!
Kích thủy lực hành trình dài
Kích thủy lực là gì?
Kích thủy lực, kích thủy lực piston hay con đội thủy lực, có tên tiếng Anh là hydraulic jack hoặc hydraulic cylinder, là thiết bị cơ khí hình trụ hỗ trợ nâng hạ vật nặng, cồng kềnh, được sử dụng khá phổ biến trong các quán sửa chữa xe ô tô hay đơn vị sửa chữa cơ khí khác. Một số ví dụ điển hình của việc ứng dụng kích thủy lực đó là hỗ trợ khả năng nâng hạ thùng hàng của xe ben, nâng hạ khi cần sửa chữa ô tô, tàu thủy, nâng hạ cửa đập thủy điện,...
Cấu tạo kích thủy lực hành trình dài
Nhìn chung, kích thủy lực hành trình ngắn hay dài đều có cấu tạo khá đơn giản và tương tự nhau, đơn giản, gọn nhẹ nhất. Điều này tạo điều kiện cho việc di chuyển, lắp đặt và sử dụng nhanh chóng, thuận tiện và phù hợp với nhiều không gian.
Thiết bị được cấu tạo hoàn toàn từ thép, hợp kim để tăng khả năng chịu lực, đồng thời hạn chế quá trình oxy hóa hay ăn mòn do bụi bẩn, thời tiết và môi trường. Việc hiểu được cấu tạo sẽ giúp người dùng có cách vận hành đúng đắn, nhằm nâng cao năng suất công việc và nâng cao tuổi thọ sản phẩm.
Cấu tạo
Cấu tạo kích 1 chiều
Kích 1 chiều được cấu thành bởi các bộ phận chính sau:
1: Vòng ren hãm, có tác dụng bảo vệ Piston không bị đẩy ra ngoài khi hết hành trình.
2: Vòng hãm bảo vệ xi lanh.
3: Vòng lò xo hỗ trợ hồi dầu nhanh chóng khi kích không còn làm việc.
4: Thành của xi lanh và trục hoạt động.
5: Đoạn Piston lớn, giúp giữ kín dầu trong khoang để tạo ra lực khi làm việc.
6: Stopping ring: bảo vệ xi lanh.
7: Chốt hãm giữ lò xo.
Cấu tạo kích 2 chiều
2: Vòng hãm ren, giúp Piston không bị đẩy ra ngoài.
D: Gioăng phớt chặn dầu giữa Vòng hãm (2) và trụ xilanh (3)
C: Gioăng phớt chặn dầu giữa Vòng hãm (2) và thành xilanh ( 4)
3: Thân trụ chính của xilanh
4: Vỏ xi lanh
5: Cửa van dầu thủy lực
A: Vành lớn của xi lanh: có chức năng giữ kín dầu trong khoang, ép để tạo ra động lực.
B: Gioăng Phớt cao su: giữ kín dầu trong khoang. Đối với sản phẩm kích 2 chiều sẽ có 2 bộ Gioăng phớt đặt đối xứng nhau.
Sản phẩm ứng dụng chủ yếu trong công tác nâng hạ xe
>> Xem thêm:
- Kích thủy lực mini là gì? Ưu, nhược điểm của kích thủy lực mini
- TOP 3 kích thủy lực 500kg chất lượng nhất thị trường
Phân loại kích thủy lực
Có nhiều cách để người dùng phân loại kích thủy lực, giúp thuận tiện cho quá trình mua bán, sử dụng cũng như sửa chữa.
Phân loại theo tải trọng
- Kích thủy lực 2 tấn: được sử dụng khá thông dụng bởi sự nhỏ gọn, đơn giản, tải trọng vừa phải. Kích có khả năng nâng được vật nặng từ 0-2 tấn, hành trình từ 50mm-200mm (tùy loại).
- Kích thủy lực 5 tấn: tùy theo hãng sản xuất mà kích 5 tấn sẽ có trọng lượng từ 3-5kg, nâng hạ được vật có tải trọng tối đa 5 tấn và hành trình nâng thông dụng khoảng 115mm.
- Kích thủy lực 10 tấn: nâng tối đa tải trọng 10 tấn với hành trình nâng 0-150mm.
- Kích thủy lực 20 tấn: nâng tải trọng tối đa 20 tấn và hành trình nâng khoảng 500mm đến 200mm.
- Kích thủy lực 30 tấn: đảm bảo khả năng nâng hạ đối với những vật có tải trọng dưới 30 tấn, hành trình nâng khá đa dạng từ 50mm – 200mm.
Bên cạnh đó còn nhiều tải trọng nâng khác nhau từ nhỏ 1 tấn, 4 tấn… cho đến lớn 100 tấn, 200 tấn, 500 tấn…
Phân loại kích thủy lực theo tải trọng
Phân loại theo cấu tạo
- Kích thủy lực dài: hay kích thủy lực nối dài, thường được sử dụng trong các lĩnh vực sửa chữa, bảo dưỡng ô tô tại các garage, đại lý xe hơi, xe máy hay xưởng chế tạo cơ khí,...
- Kích thủy lực nằm ngang: hay còn gọi là kích 2 chiều, dùng để nâng hạ vật theo chiều ngang, được ứng dụng với những tải trọng từ vài tấn đến vài trăm tấn. Khi sử dụng cần có sự của bơm điện thủy lực vòi 2 đầu.
- Kích thủy lực rỗng tâm: được cấu tạo bởi 1 phần lõi rỗng xuyên suốt chiều dài kích, được sử dụng để nâng hoặc kéo các vật nặng cho vào phần rỗng của kích. Thông thường các thiết bị này sẽ có kích thước vô cùng lớn để các vật có thể đưa vào phần thể tích rỗng dễ dàng.
Phân loại theo nguyên lý hoạt động
- Kích thủy lực dùng điện: khả năng nâng trọng lượng lớn trong thời gian nhanh, được sử dụng phổ biến trong hệ thống nâng hạ tại các trung tâm bảo dưỡng và sửa chữa xe máy, ô tô. Tuy nhiên, dòng sản phẩm này có một nhược điểm là phụ thuộc vào nguồn điện, khi mất điện sẽ không hoạt động được.
- Kích thủy lực dùng hơi: trong quá trình vận hành có sự trợ giúp của hệ thống khí nén, giúp tiết kiệm công sức, thời gian và an toàn hơn so với dùng điện.
- Kích thủy lực bơm tay: thường được sử dụng cho các xưởng sửa chữa nhỏ, khả năng nâng các vật có tải trọng thấp đến trung bình. Quá trình nâng sẽ mất nhiều thời gian và công sức hơn, tuy nhiên lại không phụ thuộc vào nguồn điện hay nguồn khí nén.
Phân loại theo nguyên lý hoạt động
Ứng dụng của kích thủy lực hành trình dài
Kích thủy lực hành trình dài là thiết bị hiện đại, được sử dụng hầu hết trong tất cả các ngành công nghiệp, từ sản xuất gia công, lắp ráp cho đến những lĩnh vực khai thác và sửa chữa.
Sản phẩm được ứng dụng vào các dây chuyền sản xuất với nhiều mục đích khác nhau như:
- Lắp đặt và thay thế các cụm chi tiết của máy móc hay thiết bị hạng nặng.
- Kích nâng và cân chỉnh trong quá trình lắp ráp các thiết bị.
- Nâng hạ để lắp ráp, sửa chữa, xịt sơn ô tô hoặc xe cơ giới.
- Nâng hạ thang máy.
- Nâng hạ giàn khoan.
- Kích cầu đường, sử dụng để thay thế gối cầu.
- Tháo lắp bánh răng, vòng bi pulley đai răng hoặc những cụm chi tiết trong máy móc…
Bên cạnh đó, kích thủy lực tải trọng nặng còn là những bộ phận quan trọng không thể tách rời trong các hệ thống thủy lực như máy chấn tôn, máy ép, máy ép ty, máy đột lỗ thủy lực, máy nghiền thủy lực,...
Trong đời sống, khi cần di chuyển nhà hoặc di chuyển trụ cột bê tông trong xây dựng, người ta thường sử dụng nhiều kích thủy lực, bố trí tại các điểm khác nhau để nâng và di chuyển theo mong muốn.
Lưu ý khi chọn mua và sử dụng kích thủy lực
Lưu ý khi chọn mua và sử dụng kích thủy lực dài
Để có thể chọn được sản phẩm kích thủy lực hành trình dài phù hợp, giúp mang lại hiệu quả tốt nhất và đảm bảo an toàn, người dùng cần lưu ý:
- Cân nhắc kỹ về trọng lượng nâng và hành trình nâng.
- Xem xét độ an toàn để không làm ảnh hưởng đến vật nâng cũng như người vận hành.
- Kích có thiết kế nhỏ gọn, thuận tiện cho việc di chuyển và làm việc hay không.
- Lắp đặt đúng kỹ thuật.
- Đặt kích tại những bề mặt có độ cứng nhất định, có thể chịu được tải trọng của kích.
- Trong quá trình sử dụng, lưu ý bổ sung dầu nhớt định kỳ cho xi lanh đang trong trạng thái nghỉ.
- Không để vật nặng đè lên dây thủy lực vì có thể gây đứt hoặc chặn đường đi của dầu.
- Sau khi làm việc xong, phải hạ xi lanh xuống và bảo dưỡng để tránh rỉ sét hay hỏng hóc.
Hy vọng với bài viết trên đây, bạn đã hiểu hơn về kích thủy lực hành trình dài, cấu tạo cũng như nguyên lý của thiết bị. Để biết thêm thông tin về sản phẩm, vui lòng liên hệ chúng tôi qua hotline 09123 70 282.
Hỏi Đáp