[Chi tiết] Bản vẽ cầu nâng 1 trụ lắp nổi & âm nền
Nội dung chính [ Ẩn ]
Bản vẽ cầu nâng 1 trụ là một trong những tài liệu cần thiết cho việc thi công lắp đặt cầu. Với sự hỗ trợ của bản vẽ, kỹ thuật viên sẽ xác định được chính xác vị trí phù hợp, hỗ trợ mọi hoạt động sử dụng cầu nâng được thuận tiện và hiệu quả nhất.
Chi tiết bản vẽ cầu nâng 1 trụ và cách lắp đặt
Tại sao bắt buộc phải có bản vẽ cầu nâng 1 trụ?
Trên thực thế, mọi công trình lắp đặt cầu nâng đều cần có bản vẽ phục vụ cho việc thi công. Kể cả đối với những kỹ thuật viên lành nghề, lắp đặt thường xuyên 1 loại cầu nâng vẫn cần có tài liệu này để thực hiện chính xác đối với từng địa điểm khác nhau.
Lý do:
- Cầu nâng 1 trụ hiện nay được chia thành 2 loại, bao gồm cần nâng Việt Nam và cầu nâng Ấn Độ nhập khẩu. Mỗi phân loại sở hữu một thông số kỹ thuật khác nhau, và nhiệm vụ của bản vẽ là xác định các đặc tính như diện tích đặt cầu, độ âm sàn,... phù hợp với từng sản phẩm.
- Mỗi địa điểm lắp đặt sẽ có một đặc điểm riêng. Một bản vẽ hoàn chỉnh sẽ giúp tránh được tình trạng cản trở việc di chuyển linh hoạt trong quá trình rửa xe, hay không thuận tiện cho việc thoát nước,...
- Bản vẽ cầu nâng được các định từ trước giúp tạo sự thống nhất, thẩm mỹ và gọn gàng cho không gian tiệm sửa xe.
- Dựa vào chi tiết bản vẽ, kỹ thuật viên cũng như chủ tiệm sẽ xác định được những vật liệu cần thiết phục vụ việc lắp đặt, số lượng bao nhiêu,... để chuẩn bị đầy đủ, tránh việc dư thừa hay thiếu khi đang thi công. Đồng thời dựa trên giá thành vật liệu sẽ tính được chi phí bỏ ra, từ đó có sự chuẩn bị đầy đủ ngay từ đầu.
Chính vì những lý do trên, bắt buộc cần có bản thiết kế cầu rửa xe trước khi tiến hành làm móng và lắp đặt cầu.
Tại sao bắt buộc phải có bản vẽ cầu nâng 1 trụ?
Các loại bản vẽ cầu nâng 1 trụ được sử dụng phổ biến hiện nay
Đặc điểm của cầu nâng 1 trụ gồm 3 bộ phận chính: ty nâng, mặt bàn nâng và bình dầu. Tùy theo thiết kế cầu nâng rửa xe mà bản vẽ cũng sẽ có sự khác biệt nhất định:
Bản vẽ cầu nâng 1 trụ lắp nổi
Đối với kiểu lắp này, người dùng cần chú ý đáy móng phải được gia cố để ty nâng không bị lún sâu trong quá trình sử dụng. Đặc biệt cần làm đúng độ cao. Theo đó, người dùng phải căn cứ vào chiều dài ty nâng để thiết kế lắp đặt chính xác nhất:
- Đối với bản vẽ thiết kế cầu nâng 1 trụ Ấn Độ, chúng ta cần đào hố móng với chiều dài, chiều rộng 1m2, độ sâu 2m5, chiều cao từ bê tông đáy lên mặt nền sau khi hoàn thiện là 2m2.
- Đối với bản vẽ thiết kế cầu nâng 1 trụ Việt Nam: chiều sâu cần thiết là 2m4, sau đó đổ 1 lớp bê tông dày 30cm. Chiều cao của bê tông đáy lên đến mặt nền khi hoàn thiện sẽ còn lại 2,1m, chính là chiều dài ty nâng.
Bản vẽ cầu nâng 1 trụ chữ H lắp nổi
Bản vẽ cầu nâng 1 trụ lắp âm nền
Việc lắp âm nền đòi hỏi sự chi tiết và độ khó cao hơn nhiều so với việc lắp đặt nền nổi. Do đó khi thực hiện, các kỹ thuật viên cần đặc biệt chú ý đến kích thước, sao cho khi hạ bàn nâng sẽ vừa khít với mặt sàn.
- Cầu nâng âm nền Ấn Độ: giàn nâng rửa xe ô tô nhập khẩu Ấn Độ sẽ có chiều dài ty nâng 2,2m. Do đó, nếu địa điểm lắp đặt có địa chất, thổ nhưỡng cứng cáp, không bị lún sâu chỉ cần đào hố móng 2,65m. Sau đó đổ bê tông mác 300 dày 30cm, sao cho từ mặt bê tông đáy lên nền hoàn thiện là 2,35m. Như vậy, có thể thấy độ sâu của hố móng âm nền sẽ lớn hơn nền nổi 15cm.
- Cầu nâng âm nền Việt Nam: ty nâng của giàn nâng ô tô Việt Nam có chiều dài 2,1m. Độ cao từ mặt bê tông đáy lên đến nền nhà khi hoàn thiện sẽ rơi vào 2,25m (bao gồm chiều dài ty nâng và 15cm độ cao phần âm nền của mặt bàn nâng).
Đồng thời, chỗ hạ bàn nâng cần được thiết kế sao cho phù hợp với kích thước mặt bàn. Thông thường, khoảng trống đặt bàn nâng sẽ rơi vào khoảng RxD = 2,1 × 4,4m.
Cầu nâng 1 trụ lắp âm nền
>> Xem thêm:
- Những thông tin cần biết khi mua cầu nâng 1 trụ cũ thanh lý
- [Giải Đáp] Nên Chọn Cầu Nâng 1 Trụ Âm Nền Hay Dương Nền?
Hướng dẫn thi công cầu nâng 1 trụ
Lắp đặt cầu nâng 1 trụ cần sự tìm hiểu và tính toán kỹ lưỡng. Theo đó, khách hàng cần thực hiện theo những bước sau đây:
Lựa chọn vị trí lắp đặt cầu nâng
Đối với việc thiết kế bản vẽ cầu nâng 1 trụ nói riêng và bản vẽ tiệm rửa xe nói chung, quá trình lựa chọn vị trí lắp đặt vô cùng quan trọng. Để đảm bảo cầu nâng được thi công theo đúng kỹ thuật, đồng thời đạt hiệu quả về mặt thẩm mỹ, các chủ đơn vị cần tính toán vị trí lắp đặt hợp lý. Theo đó:
- Tránh đặt ở chính giữa tiệm, ngay lối đi hoặc ở những nơi nền đất quá yếu hoặc trần nhà thấp.
- Tâm cầu nâng cách tường ít nhất 2m để đảm bảo không gian hoạt động và thuận lợi cho quá trình di chuyển của các kỹ thuật viên.
- Đảm bảo trước và sau cầu nâng không bị vướng mắc bởi bất cứ vật cản nào để không ảnh hưởng đến quá trình vận hành.
Thăm dò địa chất
Cần thăm dò để xác định khu vực lắp đặt thuộc dạng đất thịt vững chãi hay đất dễ sạt lở, có mạch nước ngầm không ổn định để có những biện pháp khắc phục, gia cố nền đất phù hợp, tránh nguy cơ sụt lún khi hoạt động.
Chuẩn bị máy móc kỹ thuật, nguyên vật liệu
Để quá trình lắp đặt diễn ra dễ dàng, nhanh chóng và chính xác không thể nào thiếu sự hỗ trợ của máy móc kỹ thuật, giúp cho quá trình làm việc diễn ra trơn tru và hiệu quả nhất.
Lắp đặt cầu nâng 1 trụ
Thực hiện lắp đặt
Quy trình thi công lắp đặt cầu nâng 1 trụ được thực hiện qua các bước sau:
- Đào hố móng: sau khi đã xác định được vị trí lắp đặt cầu nâng, chúng ta tiến hành đào hố móng theo đúng tiêu chuẩn đã nêu ở trên trong bản vẽ kỹ thuật. Lưu ý, sau khi đổ bê tông, cần cho phần bê tông nghỉ ngơi khoảng 7-10 ngày rồi mới tiếp tục lắp đặt và cân chỉnh ty nâng.
- Lắp ty nâng: đưa ty xuống hố móng bằng xe cẩu. Tại bước này, đơn vị sẽ sử dụng các công cụ đo thăng bằng như thủy tinh lực để điều chỉnh ty ben về vị trí cân bằng. Sau khi thực hiện xong, tiến hành lấp hố móng bằng cát, đổ nước vào để cát lèn chặt trong hố móng tạo sự chắc chắn cho ty nâng.
- Lắp bình chứa dầu: sau khi đưa ty vào vị trí cần bằng, tiến hành đặt bình dầu ở vị trí chắc chắn rồi kết nối với ty nâng thông qua ống dẫn dầu đặt chìm dưới rãnh. Nối bình còn lại của bình dầu với bình cấp khí nén để tạo áp lực đẩy vào ty nâng.
- Lắp đặt bàn nâng: lắp bàn nâng lên ty ben và bắt ốc chắc chắn.
Sau khi thực hiện trong quá trình trên, việc làm còn lại chỉ là vệ sinh sạch sẽ để chính thức đưa cầu nâng vào sử dụng.
Đối với cầu nâng âm nền, các bước cơ bản cũng tương tự như trên. Tuy nhiên sau khi đào móng, chúng ta tiếp tục đào nền cho bàn nâng với kích thước vừa khít mặt bàn.
Lắp đặt cầu nâng
Một vài thông tin lưu ý khi thiết kế bản vẽ và lắp đặt cầu nâng
- Trong trường hợp xây cầu nâng rửa xe ô tô tải hoặc rửa xe bồn, cần điều chỉnh kích thước và độ nghiêng hợp lý, vì những loại xe này thường có kích thước khá lớn, tải trọng nặng.
- Trước khi lắp cầu nâng 1 trụ hoặc xây bệ bê tông, cần xác định được nhu cầu và khảo sát mặt bằng, thị trường rửa xe tại khu vực để có những phương án thi công hợp lý nhất.
- Trong trường hợp đèo thêm rãnh thoát nước, cần vệ sinh thường xuyên khu vực này để tránh tồn đọng, gây ô nhiễm nhà xưởng. Rãnh thoát nước thường được thiết kế với độ sâu khoảng 50 – 80 cm từ đáy cống tới cốt nền.
- Đối với những khu vực có nền đất dễ lún sụt, thay vì đổ lớp bê tông dày 30cm, chúng ta nên đổ dày 50-60 cm hoặc gia cố phía dưới bằng cừ tràm để tạo độ chắc chắn nhất định cho móng. Trường hợp đất nền xung quanh bị sạt lở, bạn có thể bỏ ống xuống cống để tránh đất sạt lở xuống hố đã đào.
- Về lâu dài, các chủ xưởng nên cân nhắc lắp đặt cầu nâng có hỗ trợ xoay 360 độ để tăng tính chuyên nghiệp và an toàn.
- Lựa chọn đơn vị phân phối và lắp đặt trọn gói cầu nâng 1 trụ để đảm bảo thiết bị được lắp đặt chính xác và vận hành suôn sẻ.
Một vài thông tin lưu ý khi thiết kế bản vẽ và lắp đặt cầu nâng
Sàn thương mại Hoàng Liên với hơn 10 năm trong việc nhập khẩu, phân phối và hỗ trợ lắp đặt cầu nâng tại thị trường Việt Nam. Với đội ngũ kinh doanh hiểu rõ về sản phẩm và khách hàng, đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, lắp đặt hệ thống cầu nâng 1 trụ nhanh chóng và chính xác, đảm bảo mang tới sự hài lòng tối đa.
Bạn đã tham khảo qua những thông tin liên quan đến bản vẽ cầu nâng 1 trụ. Nếu cần giải đáp thêm, quý khách hàng vui lòng liên hệ Sàn thương mại Hoàng Liên qua hotline 0965 327 282 - 0966 631 546 để được hỗ trợ nhanh chóng.
Hỏi Đáp