Quy trình tháo lắp máy nén khí đúng chuẩn

4041 lượt xem 0
Tháo lắp máy nén khí là công việc đòi hỏi người thực hiện cần có mức độ am hiểu và tay nghề kỹ thuật cao. Với mỗi loại máy sẽ có cấu tạo khác nhau nên cách tháo cũng có sự khác biệt. Tuy nhiên, dù tháo lắp theo bất cứ quy trình nào cũng cần nắm vững các quy tắc chung rồi điều chỉnh sao cho phù hợp với từng loại máy.

Vậy, khi tháo lắp máy nén khí cần chú ý những gì?

Khi tháo lắp máy nén khí, nên có ít nhất hai người thực hiện và người thực hiện cần có kiến thức chuyên môn và tay nghề kỹ thuật. Và để đảm bảo an toàn cho người thực hiện, đảm bảo hiệu quả hoạt động của thiết bị sau khi được lắp ráp lại, chúng ta cần nắm được những yêu cầu kỹ thuật.

Khi tháo lắp máy nén khí cần tuân thủ đúng yêu cầu kỹ thuật

Trước khi tháo máy

  • Cầu rút hết môi chất lạnh trong máy nén trước khi tiến hành tháo lắp máy bơm hơi. Để kiểm tra xem nhiên liệu môi chất lạnh đã được rút hết hay chưa, cần kiểm tra độ cân bằng áp suất bên trong - bên ngoài và tiến hành chạy rút gas nhiều lần. Khi rút gas cần mở van xả khí dưới van chặn nén để đảm bảo an toàn với máy nén amoniac.
  • Sau khi tháo rời máy nên để ngửa bề mặt ma sát, tránh tiếp xúc với mặt đất, nền hoặc bề mặt thiết bị khác có thể gây trầy xước sản phẩm.
  • Jacket đệm kín nên bôi dầu, mỡ hoặc bút sáp trước khi ráp để hạn chế hỏng hóc cho lần tháo mở sau.
  • Ngắt toàn bộ hệ thống điện liên quan đến máy nén khí khi rút gas và trước khi tháo máy để đảm bảo an toàn cho người tháo lắp, tránh tình trạng chập cháy gây nguy hiểm.
  • Để máy nén khí nguội hẳn trước khi tiến hành tháo rời nhằm ngăn chặn nguy cơ bị nóng, bỏng khi chạm vào thiết bị.

Ngắt tất cả các nguồn cung cấp, tác động tới máy

Trong quá trình tháo máy

  • Trong quá trình tháo lắp máy nén khí, tiến hành hoàn chỉnh từng giai đoạn. Thời gian thực hiện có thể kéo dài nhưng không được gá tạm hay lắp tạm các thiết bị.
  • Khai tháo chi tiết có nhiều bulong, tháo đồng đều để đảm bảo bung đều. Đối với những chi tiết máy có khối lượng lớn như lắp máy, mặt lỗ nhôm cần gắn bulong giữ và bulong cảo để tránh hư hỏng.
  • Bulong siết chéo, tạo phân phối lực tác dụng đều, đảm bảo độ kín cho thiết bị.
  • Tiến hành tháo từ bên ngoài vào bên trong.
  • Nên đánh số thứ tự trên các dây curoa để khi lắp về vị trí cũ được dễ dàng hơn sau khi tháo.
  • Những bộ phận không cần thiết thì không nên tháo rời ra khỏi cụm. Chỉ tháo những bộ phận cần sửa chữa hoặc bảo dưỡng, như vậy sẽ tiết kiệm thời gian và hạn chế vấn đề phát sinh.
  • Chi tiết khi tháo rời nên để riêng thành từng cụm để dễ dàng kiểm tra, lắp ráp. Nên lau chùi và xếp theo thứ tự ngay ngắn để tránh trầy xước. Có thể dùng dầu, xăng để rửa sạch các chi tiết máy. Sau đó bôi thêm lớp dầu máy lạnh lên bề mặt các chi tiết để không bị gỉ sét.
  • Lò xo phải có dây sâu từng loại, bạc hơi, bạc dầu để riêng theo đơn vị xilanh.
  • Bộ phận xi lanh sau khi theo nên để riêng để không lẫn vào thanh truyền.
  • Trục khuỷu phải được đặt trên giá đỡ, bọc vải tẩm dầu và bịt lỗ dầu.

Trong quá trình tháo lắp không dùng lực mạnh để tránh làm hỏng, vỡ, sứt mẻ

Có thêm bạn quan tâm:

Quy trình tháo lắp máy nén khí

Trước khi tiến hành tháo máy, chúng ta sẽ lên kế hoạch thời gian, chuẩn bị về vật tư. Các công cụ liên quan cần sử dụng bao gồm: dụng cụ tháo lắp, kiểm tra, chứa dầu, dụng cụ chứa chi tiết máy, dụng cụ lau chùi… Việc chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi tiến hành tháo lắp sẽ quyết định nhiều đến chất lượng, thời gian và chi phí tháo lắp máy nén khí.

Với mỗi loại máy nén không khí, quy trình tháo rời các chi tiết sẽ có phần khác biệt do các thiết bị có cấu tạo không giống nhau. Nhưng về cơ bản, quy trình tháo lắp máy nén khí được thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Đầu tiên bạn cần phải vệ sinh sạch sẽ máy nén, khu vực thực hiện tháo lắp, chuẩn bị sẵn đồ đựng phụ kiện khi tháo ra.
  • Bước 2: Tiếp theo sẽ tiến hành tháo dây đai, tháo máy nén và xả toàn bộ lượng khí trong bình.
  • Bước 3: Bước tiếp theo, bạn tháo rời các ống dẫn khí, tháo bình chứa, các hệ thống van cùng nắp máy, puly…
  • Bước 4: Tháo trục khuỷu, piston thanh truyền, sau đó dùng vật liệu chuyên dụng tẩy rửa và lau sạch các chi tiết này. Chú ý để các bộ phận gọn gàng theo đúng trật tự để khi lắp lại được chính xác.

Nên có hai người tháo dỡ máy nén khí để kịp thời xử lý sự cố phát sinh

Trong quá trình tháo lắp máy nén khí, nếu bạn luôn chú ý đến những lưu ý trên đây thì công việc sẽ trở nên đơn giản, nhẹ nhàng và hiệu quả hơn nhiều. Tuy nhiên việc tự tháo lắp máy nén chỉ nên thực hiện khi máy hết bảo hành, còn chưa thì bạn hãy mang máy đến trung tâm bảo hành để được nhân viên kỹ thuật hỗ trợ xử lý.

Sàn thương mại Hoàng Liên hy vọng đem đến nguồn chia sẻ hữu ích giúp bạn đọc hiểu hơn về nguồn năng lượng vượt trội tiện ích này. Hãy đón xem Santhuongmaidientu.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích mỗi ngày nhé.

Hỏi Đáp

Tin tức máy nén khí

Tin tức máy nén khí

Xem tất cả »
Máy nén khí trong ngành điện tử ứng dụng ra sao?

Máy nén khí trong ngành điện tử ứng dụng ra sao?

[Hé lộ] | Dầu máy nén khí trục vít Shell có điểm gì nổi bật?

[Hé lộ] | Dầu máy nén khí trục vít Shell có điểm gì nổi bật?

Phớt máy nén khí không dầu: Phân loại và công năng

Phớt máy nén khí không dầu: Phân loại và công năng

Dầu dùng cho máy nén khí Piston: Cách lựa chọn sản phẩm phù hợp

Dầu dùng cho máy nén khí Piston: Cách lựa chọn sản phẩm phù hợp

Địa chỉ mua phụ kiện máy nén khí không dầu chính hãng

Địa chỉ mua phụ kiện máy nén khí không dầu chính hãng

Đánh giá TOP 3 máy nén khí không dầu 25 lít chính hãng, tốt nhất

Đánh giá TOP 3 máy nén khí không dầu 25 lít chính hãng, tốt nhất

Top model dòng máy nén khí Standard được ưa chuộng nhất năm 2022

Top model dòng máy nén khí Standard được ưa chuộng nhất năm 2022

Đánh giá máy nén khí Power Sonic nội địa Nhật chất lượng

Đánh giá máy nén khí Power Sonic nội địa Nhật chất lượng

Đánh giá chất lượng các thương hiệu máy nén khí đến từ Ấn Độ

Đánh giá chất lượng các thương hiệu máy nén khí đến từ Ấn Độ

Gọi ngay
Gọi ngay
Messenger
Messenger
Zalo
Zalo
Bản đồ
Bản đồ