Quy trình bảo dưỡng máy nén khí đúng cách & hiệu quả

952 lượt xem 2
Bảo dưỡng máy nén khí là một trong những công đoạn không thể thiếu trong quá trình sử dụng loại thiết bị này. Việc bảo dưỡng máy theo đúng định kỳ sẽ giúp máy hoạt động hiệu quả và kéo dài tuổi thọ. Vậy quy trình bảo dưỡng máy nén khí như thế nào? Qua nội dung sau đây, Sàn thương mại Hoàng Liên sẽ chia sẻ đến quý vị về vấn đề này!

Vì sao cần bảo dưỡng máy nén khí định kỳ?

Sự ra đời của máy móc đã giúp ích rất nhiều trong cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, dù là loại máy nào nếu cứ hoạt động liên tục mà không được bảo dưỡng định kỳ cũng không thể đảm bảo được độ bền và cũng như làm giảm hiệu quả hoạt động. 

Tương tự như các loại máy khác, sau một thời gian bình nén khí hoạt động thì các bộ phận, linh kiện máy cũng phần nào ít nhiều bị mài mòn hỏng hóc. 

Việc bảo dưỡng máy nén khí định kỳ sẽ giúp người dùng nhanh chóng phát hiện các sai sót, sự cố phát sinh để có hướng khắc phục kịp thời. Từ đó giảm thiểu các khoản chi phí trong việc sửa chữa, thay thế các linh kiện máy. 

bảo dưỡng máy nén khí

Máy nén khí cần được bảo dưỡng định kỳ

Đặc biệt đối với máy nén khí khi không được bảo dưỡng định kỳ sẽ dẫn đến rất nhiều hệ lụy như:

Làm giảm chất lượng của khí nén

Khi máy nén khí không được bảo dưỡng theo định kỳ sẽ khiến khí nén dễ bị lẫn nhiều bụi bẩn, hơi dầu gây ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất làm việc của những thiết bị dùng khí nén. Đồng thời, bụi bẩn tích tụ nhiều ở các động cơ cũng khiến chất lượng của khí nén bị suy giảm đáng kể. 

Nhiệt độ của đầu nén tăng cao

Việc bảo dưỡng máy nén khí định kỳ cực kỳ quan trọng. Khi đó, luôn đảm bảo được các phụ kiện, linh kiện được vệ sinh sạch sẽ, dầu bôi trơn không bị khô… Nhất là khi không được vệ sinh, bộ lọc tách dầu gặp trục trặc dẫn đến đầu nén bị tăng nhiệt độ. Tình trạng này dẫn đến hiệu suất làm việc máy bị giảm đi, lâu dần sẽ khiến đầu nén bị hư hỏng. Máy sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu cho doanh nghiệp, làm suy giảm doanh thu. 

Máy sẽ dễ bị dừng đột ngột

Các bộ phận, linh phụ kiện của máy nén khí King Power sau một thời gian vận hành ít nhiều cũng đều bị hao mòn. Khi đó, nếu không được kiểm tra máy có thể phát sinh nhiều vấn đề hỏng hóc, bị dừng đột ngột do các bộ phận bị hư hỏng, trục trặc. 

Tiêu tốn nhiều điện năng

Máy không được vận hành trong trạng thái ổn định nhất không chỉ làm giảm hiệu suất mà lượng điện năng tiêu thụ cũng lớn hơn so với trạng thái bình thường. Điều này dẫn đến lãng phí điện năng, tốn kém thêm một khoản chi phí hóa đơn điện đáng kể cho các đơn vị. 

Xem thêm: Quy trình tháo lắp máy nén khí đơn giản và hiệu quả

Vật tư chuẩn bị trước khi bảo trì, bảo dưỡng máy nén khí

Để việc bảo trì và bảo dưỡng máy nén khí diễn ra thuận lợi, trước khi tiến hành cần phải chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị cần thiết. Lưu ý, tránh việc chuẩn bị thiếu sẽ gây ảnh hưởng đến tiến độ công việc, đặc biệt là đối với các công ty kinh doanh dịch vụ sửa chữa máy nén khí.

Bảo dưỡng máy nén khí cần có các dụng cụ và thiết bị cơ bản gồm:

  • Cờ lê hệ mét với đủ kích cỡ lớn nhỏ, số lượng 2 bộ loại tốt.
  • Cờ lê hệ inch với đủ kích cỡ lớn nhỏ, số lượng 2 bộ loại tốt.
  • Mỏ lết to nhỏ, số lượng mỗi loại 2 bộ.
  • Kìm nước khẩu độ lớn đến 2 inch (50) để mở các loại ốc lớn.
  • Búa to, búa vừa có cán chắc chắn; số lượng mỗi loại 2 chiếc.
  • Búa cao su.
  • Bộ khẩu hệ mét số lượng 1 bộ loại tốt; trang bị thêm tay vặn cứng.
  • Bộ khẩu hệ inch số lượng 1 bộ loại tốt.
  • Bộ tròng chữ T với đủ các kích cỡ.
  • Súng vặn ốc bằng khí nén, số lượng 2 cái (có kèm một số phụ kiện cho các tình huống để lấy khí nén).
  • Ống nhựa mềm để dẫn khi thực hiện xả dầu.
  • Khay nhựa, khay thép để chứa ốc và dụng cụ khi tháo ốc.
  • Xe đẩy dùng để đẩy dụng cụ và vật tư thay thế (nếu có).
  • Hộp dùng đựng dụng cụ.
  • Một lượng ít dầu Diesel hoặc xăng thơm để tẩy sạch máy.
  • Găng tay làm bằng cao su.
  • Bộ quần áo bảo hộ lao động, khẩu trang, mũ bảo hộ và giày bảo hộ.
  • Đồng hồ điện và ampe kìm kẹp dòng.
  • Đồng hồ đo độ rung động của vòng bi cụm nén và động cơ máy nén khí.
  • Các loại dụng cụ chuyên dùng cho những mục đích sâu hơn.

Bộ dụng cụ, thiết bị cơ bản cần chuẩn bị khi bảo dưỡng máy nén khí

Bộ dụng cụ, thiết bị cơ bản cần chuẩn bị khi bảo dưỡng máy nén khí

Quy trình bảo dưỡng máy nén khí đúng cách, hiệu quả

Để đảm bảo quá trình bảo dưỡng máy nén khí toàn diện và đảm bảo an toàn nhất, chúng ta cần thực hiện một số công đoạn như sau: 

Kiểm tra máy trên bo mạch điện tử

Trước tiên, người dùng cần tiến hành kiểm tra máy nén trên bo mạch điện tử. xem thời gian chạy máy, lịch sử báo lỗi của máy nhằm khắc phục kịp thời các lỗi máy đang gặp phải. Qua đó, người dùng sẽ xem được thời gian máy chạy, lịch sử báo lỗi để nhanh chóng xử lý các lỗi mà máy đang gặp phải. 

bảo dưỡng máy bơm nén khí

Tham khảo quy trình bảo dưỡng máy nén khí đúng cách

Chú ý: Người dùng cần chú ý ngắt nguồn điện để đảm bảo được sự an toàn trong quá trình bảo dưỡng máy. 

Bảo dưỡng, vệ sinh bộ lọc khí

Sau một thời gian hoạt động, bề mặt của bộ lọc khí sẽ rất dễ bị bám bụi bẩn. Từ đó đến lưu lượng khí hút vào máy giảm, tốn dầu bôi trơn đồng thời tiêu tốn điện năng tiêu thụ. Vậy nên, người dùng cần có kế hoạch để vệ sinh bộ lọc khí định kỳ theo tuần, theo tháng để đảm bảo thiết bị luôn hoạt động với hiệu suất cao nhất. Người dùng có thể tự tháo bộ lọc khí rồi vệ sinh cho mặt ngoài của lõi lọc khí. 

Cách vệ sinh cho bộ lọc khí: Dùng khí nén áp lực thấp thổi ra bên ngoài, bên trong. Hãy đảm bảo miệng đầu thổi phải cách mặt trong của lõi lọc khoảng 1 cm. Sau đó, lần lượt thổi bụi theo hướng từ trên xuống dưới theo chiều xung quanh. Sau khi vệ sinh, quý vị gõ thử lõi lọc xem còn bụi hay không. Trường hợp, lõi lọc bụi quá bẩn cần tiến hành thay ngay lõi lọc mới. 

Theo các chuyên gia, thông thường khoảng 1000 giờ máy chạy thì người dùng nên tiến hành thay lõi 1 lần. Trường hợp khi chưa kịp thay mới thì cho bọc lọc khí, dung dịch chất tẩy dịu nhẹ để làm sạch, xi khô rồi tiếp tục sử dụng. 

Quy trình bảo dưỡng máy nén khí

Vệ sinh cho các bộ phận của máy nén khí

Thay bộ phận tách dầu theo định kỳ

Bộ phận tách dầu của máy nén khí đảm nhiệm vai trò giữ cho dầu bôi trơn được tuần hoàn để quay trở lại đầu nén đồng thời ngăn cho dầu không bị lẫn vào khí nén. Vậy nên, sau một thời gian bộ phận này sẽ dễ bị hoạt động, tiêu hao dầu máy hoặc làm van an toàn bị nhảy áp, quá áp. Dẫn đến tình trạng máy tự tắt đột ngột. Ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu suất làm việc của máy. 

Vệ sinh cho bộ phận dàn trao đổi nhiệt

Một trong số các nguyên nhân dẫn đến máy nén khí trục vít bị nóng xuất phát bởi dàn trao đổi nhiệt quá bẩn, bị tắc nghẽn. Cụ thể, khi dàn trao đổi nhiệt có chất lượng tốt thì dầu bôi trơn khi đi qua dàn trao đổi nhiệt sẽ giảm từ 12 đến 18 độ. Vậy nên, người dùng cần chủ động có kế hoạch để vệ sinh cho dàn nhiệt, đảm bảo cho bộ phận này luôn sạch sẽ và duy trì hiệu suất làm việc của thiết bị. 

Thay thế lọc dầu

Chức năng của bộ phận lọc dầu là đảm nhận cho dầu bôi trơn của máy nén khí trục vít luôn trong trạng thái sạch sẽ. Nếu trong đầu nén của máy dầu có cặn bẩn sẽ làm cặp trục vít dễ bị trầy xước, mòn gây suy giảm hiệu suất nén khí. Vậy nên việc bảo dưỡng máy nén khí định kỳ người dùng cần chú ý thay lọc dầu định kỳ. 

bảo dưỡng máy bơm khí

Bảo dưỡng máy nén khí đảm bảo cho các bộ phận vận hành ổn định

Đối với dòng máy nén khí trục vít mới, người dùng nên thay lọc dầu cho máy sau 500 giờ. Từ các lần kế tiếp thì cứ sau 1000 giờ mới cần thay lọc dầu một lần. Tuy nhiên, trường hợp điều kiện máy nén khí làm việc trong môi trường bụi bẩn nhiều, đèn báo lệch áp trước và sau lọc dầu sáng là biểu hiện của lọc dầu bị nghẹt hoặc tắc thì người dùng cần thay thế sớm. 

Thay dầu cho máy nén khí trục vít

Dầu máy đảm nhiệm tác dụng làm mát cũng như bôi trơn cho đầu nén khí. Dầu trong máy bơm khí nếu bị bẩn sẽ làm trục vít dễ bị mài mòn, đồng thời tăng ma sát dẫn đến hiệu quả hoạt động của máy bị giảm.

Mỗi dòng máy nén khí khác nhau thì các hãng đều có khuyến cáo về thời gian thay dầu khác nhau. Thông thường, dầu máy nên được thay thế sau khoảng 2000 đến 3000 giờ máy chạy hoặc sau một năm vận hành. Khi thực hiện việc thay dầu máy, người dùng cũng cần chú ý phải loại bỏ được hết dầu cũ trước khi thay dầu mới. Đồng thời sử dụng đúng loại dầu chuyên dụng để máy hoạt động trong trạng thái tốt nhất cũng như kéo dài tuổi thọ.  

Xem thêm: Top những loại dầu máy nén khí tốt nhất hiện nay

Bảo dưỡng xi lanh cho máy nén khí piston

Đối với dòng máy nén khí Piston, xi lanh có chức năng hình thành không gian hút cũng như nén khí. Bởi xi lanh được hoạt động trong điều kiện nhiệt độ thay đổi theo chu kỳ hút, nén nên cần được bảo dưỡng định kỳ, tránh ảnh hưởng đến quá trình máy hoạt động. 

Cách bảo dưỡng xi lanh cũng không quá khó khăn. Người dùng chỉ cần thao xi lanh trên van khí để đính ốc. Lấy đệm cao sau ra đồi vệ sinh cho xi lanh, lò xo và piston.  

Định kỳ bơm mỡ cho vòng bi động cơ điện

Một công việc người dùng không thể bỏ qua khi bảo dưỡng máy nén khí đó chính là bơm mỡ cho động cơ máy. Việc làm này sẽ giúp vòng bi luôn có đủ lượng mỡ bôi trơn. Thông thường, định kỳ sau khoảng 2000 giờ máy chạy hoặc sau 6 tháng hoạt động người dùng nên tiến hành bơm mỡ một lần.

bảo dưỡng máy nén không khí

Bơm mỡ cho vòng bi động cơ điện

Cuối cùng, sau khi bảo dưỡng máy nén khí xong người dùng cần kiểm tra bảng điều khiển xem thiết bị đã làm việc ổn định hay chưa. Đồng thời ghi lại các hoạt động của máy trước cũng như sau bảo dưỡng. 

Lịch trình bảo dưỡng máy nén khí đúng kỹ thuật

Bảo dưỡng bình nén khí định kỳ sẽ giúp cho thiết bị hoạt động tốt hơn, đồng thời nâng cao tuổi thọ và tiết kiệm điện năng hiệu quả. Các nhà sản xuất khuyến nghị nên tiến hành bảo dưỡng máy nén khí định kỳ mỗi tháng; nhưng tùy thuộc vào điều kiện thực tế, môi trường và tần suất sử dụng để thay đổi thời gian này cho phù hợp.

Thời gian bảo dưỡng máy nén khí có thể là hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng hay hàng năm. Tất nhiên với mỗi mốc thời gian đặt ra thì các công việc thực hiện cũng khác nhau. Cụ thể:

1. Bảo dưỡng máy nén khí theo định kỳ ngày

Khi tiến hành bảo dưỡng máy nén khí hàng này, các công việc cần thực hiện đó là:

  • Quan sát tổng thể ngoài vỏ máy để phát hiện ra tiếng ồn bất thường của máy nén khí, và từ đó có cách xử lý kịp thời.
  • Quan sát màn hình LED hiển thị để đánh giá các thông số hoạt động của máy.
  • Kiểm tra kính thăm dầu giúp biết được lượng dầu bôi trơn trong máy nén khí; nếu lượng dầu xuống quá thấp cần phải sung ngay.
  • Tiến hành xả van dưới đáy bình chứa sau mỗi 4 hoặc 8 tiếng hoạt động; tùy vào độ ẩm không khí.

Theo dõi tổng thể tình trạng máy nén khí

Theo dõi tổng thể tình trạng máy nén khí

2. Bảo dưỡng máy nén khí theo định kỳ tuần

Nếu bảo dưỡng máy nén khí theo tuần thì cần chú ý tới những bộ phận sau:

  • Vệ sinh, làm sạch bộ lọc khí để nó không bị tắc nghẽn và dẫn đến làm ảnh hưởng năng suất hoạt động máy nén khí cũng như giảm tuổi thọ nhớt.
  • Vệ sinh toàn bộ linh kiện bên ngoài; phải đảm bảo các ống giải nhiệt luôn được sạch sẽ.
  • Kiểm tra hoạt động của hệ thống van xả; hệ thống van xả như van, khớp nối, ống dẫn,... xem có bị rò rỉ hay bị nứt vỡ không.
  • Kiểm tra lượng dầu bôi trơn để có thể bổ sung kịp thời.

Vệ sinh máy nén khí  - Bộ phận lọc gió

3. Bảo dưỡng máy nén khí theo định kỳ tháng

Nếu bảo dưỡng theo tháng, bạn cần quan tâm đến những điều sau:

  • Kiểm tra dầu và thay thế khi cần thiết; lưu ý thay dầu phù hợp với loại máy nén khí đang sử dụng.
  • Kiểm tra rò rỉ dầu, rò rỉ khí nén.
  • Kiểm tra dây đai gồm độ căng, vết nứt hay dấu hiệu mòn.
  • Kiểm tra hệ thống điện, van giảm áp, van xả ngưng tự động.
  • Kiểm tra bộ lọc dầu và thay thế khi cần thiết.
  • Kiểm tra lọc tách nước ở trên đường ống.
  • Kiểm tra; vệ sinh sạch máy làm mát.
  • Kiểm tra kỹ tình trạng hoạt động của động cơ; các thiết bị điều khiển của máy nén khí.

Thay dầu phù hợp với loại máy

Thay dầu phù hợp với loại máy

4. Bảo dưỡng máy nén khí hàng năm

Bảo dưỡng, vệ sinh máy nén khí hằng năm chủ yếu xoay quanh việc thay thế các linh kiện cũ, hư hỏng hoặc biến dạng mà không thể khắc phục. Cụ thể:

  • Tiến hành thay dầu, thay lọc khí, thay lọc dầu, lọc gió, lọc tách dầu và lọc tách nước trên đường ống.
  • Kiểm tra, thay gioang các van nạp khí và van áp suất tối thiểu.
  • Vệ sinh kỹ giàn làm mát.
  • Tiến hành thay van nhiệt.
  • Siết chặt lại các bulong và ốc vít.
  • Bơm mỡ thêm vào các vòng bi, động cơ.
  • Kiểm tra chế độ tự động ngắt của máy nén khí.
  • Bảo dưỡng động cơ; xác nhận lịch bảo trì hệ thống máy nén khí với nhà sản xuất.

Kiểm tra chế độ tự động ngắt trên rơ le

Kiểm tra chế độ tự động ngắt trên rơ le

Lời kết

Việc bảo dưỡng máy nén khí rất cần thiết và quan trọng mà người dùng cần biết để đảm bảo máy luôn hoạt động ổn định và bền bỉ nhất. Cảm ơn bạn đã quan tâm và tin tưởng Sàn thương mại Hoàng Liên - Đơn vị phân phối các thiết bị máy nén khí chính hãng, giá tốt nhất hiện nay!

Hỏi Đáp

Tin tức máy nén khí

Tin tức máy nén khí

Xem tất cả »
Máy nén khí trong ngành điện tử ứng dụng ra sao?

Máy nén khí trong ngành điện tử ứng dụng ra sao?

[Hé lộ] | Dầu máy nén khí trục vít Shell có điểm gì nổi bật?

[Hé lộ] | Dầu máy nén khí trục vít Shell có điểm gì nổi bật?

Phớt máy nén khí không dầu: Phân loại và công năng

Phớt máy nén khí không dầu: Phân loại và công năng

Dầu dùng cho máy nén khí Piston: Cách lựa chọn sản phẩm phù hợp

Dầu dùng cho máy nén khí Piston: Cách lựa chọn sản phẩm phù hợp

Địa chỉ mua phụ kiện máy nén khí không dầu chính hãng

Địa chỉ mua phụ kiện máy nén khí không dầu chính hãng

Đánh giá TOP 3 máy nén khí không dầu 25 lít chính hãng, tốt nhất

Đánh giá TOP 3 máy nén khí không dầu 25 lít chính hãng, tốt nhất

Top model dòng máy nén khí Standard được ưa chuộng nhất năm 2022

Top model dòng máy nén khí Standard được ưa chuộng nhất năm 2022

Đánh giá máy nén khí Power Sonic nội địa Nhật chất lượng

Đánh giá máy nén khí Power Sonic nội địa Nhật chất lượng

Đánh giá chất lượng các thương hiệu máy nén khí đến từ Ấn Độ

Đánh giá chất lượng các thương hiệu máy nén khí đến từ Ấn Độ

Gọi ngay
Gọi ngay
Messenger
Messenger
Zalo
Zalo
Bản đồ
Bản đồ