Ô nhiễm môi trường nước là gì? Nguyên nhân, hậu quả & cách khắc phục

766 lượt xem 0

Nguồn nước đang bị ô nhiễm do việc bảo vệ nguồn nước chưa được ưu tiên đúng mức. Vậy ô nhiễm môi trường nước là gì?, nguyên nhân do đâu và hậu quả như thế nào? Hãy cùng Sàn thương mại Hoàng Liên tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!!

Ô nhiễm môi trường nước là gì?

Nước là nguyên tố quan trọng trong cuộc sống nhưng tình trạng ô nhiễm môi trường đã ảnh hưởng tới nguồn nước một các nguyên trọng. Hãy cùng tìm hiểu về ô nhiễm môi trường nước tại bài viết dưới đây.

  • Ô nhiễm nguồn nước là nguồn nước bị nhiễm hóa chất hoặc các chất lạ gây bất lợi cho sức khỏe con người, thực vật và động vật.
  • Ô nhiễm nguồn nước xảy ra khi những chất độc hại xâm nhập vào các vùng nước như hồ, sông, đại dương, v.v., Các chất này có thể bị hòa tan, lơ lửng hoặc lắng đọng lại trong nước. Những chất gây ô nhiễm môi trường nước phải kể đến như: phân bón và thuốc trừ sâu từ sản xuất nông nghiệp; nước thải và chất thải chế biến thực phẩm; chì, thủy ngân và kim loại nặng khác; chất thải hóa học từ  ngành công nghiệp.

o-nhiem-moi-truong-nuoc-la-gi

Ô nhiễm nguồn nước là gì? Tình trạng đáng báo động hiện nay

Tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam

Như vậy bạn đã hiểu rõ ô nhiễm môi trường nước là gì? tiếp theo chúng ta hãy tìm hiểu tình trạng ô nhiễm nguồn nước của Việt Nam.

  • Theo Unicef cho biết, tình trạng ô nhiễm nguồn nước hiện nay đang diễn ra ở khắp nơi trên thế giới. Đặc biệt tại các nước đang phát triển như ở miền Nam của sa mạc Sahara, Đông Nam Á và Mỹ Latinh. 
  • Tính từ năm 2016, các tổ chức môi trường quốc tế đã báo động các quốc gia: Trung Quốc, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam đang thuộc TOP 5 những quốc gia có lượng rác thải đổ ra biển nhiều nhất thế giới.
  • Trong vài năm trở lại đây, viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường báo cáo có khoảng hơn 17 triệu người tại Việt Nam chưa được tiếp cận với nguồn nước sạch. Những người dân này đang phải chấp nhận sống chung với nguồn nước ngầm, nước mưa, nước từ nhà máy lọc không an toàn. Chưa dừng lại ở con số đó, cứ mỗi năm các tổ chức môi trường quốc tế và trong nước vẫn tiếp tục đưa ra những con số đáng báo động về tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở nước ta:

Những con số “nói” lên thực trạng ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam

  • Khoảng 9.000 người tử vong mỗi năm do nguồn nước & vệ sinh kém (Nguồn thống kê của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên & Môi trường)
  • Khoảng 20.000 người mắc bệnh ung thư mới phát hiện mà một trong số những nguyên nhân chính là do ô nhiễm nguồn nước (Nguồn thống kê của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên & Môi trường)
  • 44% trẻ em bị nhiễm giun và 27% trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng tại Việt Nam do bị thiếu nước sạch và vệ sinh kém (theo WHO)
  • Khoảng 21% dân số sử dụng nguồn nước bị nhiễm Asen (Nguồn báo cáo của Bộ Tài nguyên & Môi trường)
  • Khoảng 19.000 tấn rác nhựa thải ra ngoài môi trường mỗi ngày. Trong đó trung bình mỗi người trong số chúng ta đóng góp đến 1,2kg rác/ngày (Nguồn Tiến sĩ Quách Thị Xuân – Giám đốc của Trung tâm Tư vấn Phát triển bền vững Đà Nẵng)

Bất chấp những con số “bức tử” đó vẫn có đến 30% dân số chưa nhận thức được tầm quan trọng của nước sạch.

>> Có thế bạn quan tâm ô nhiễm môi trường nước là gì?

Nguyên nhân gây nên ô nhiễm môi trường nước

Nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm nguồn nước như sau:

Ô nhiễm do tự nhiên

Ô nhiễm nguồn nước do tự nhiên đến từ việc tuyết tan, mưa, lũ lụt, gió bão… Ngoài ra, còn do tác động của sinh vật, kể cả xác chết. Cụ thể, khi cây cối và sinh vật chết đi, xác của chúng sẽ bị phân huỷ thành chất hữu cơ. Một phần chất hữu cơ này sẽ ngấm vào trong lòng đất và dòng nước ngầm. Từ đó, gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngầm, sau đó lan ra ao, hồ, sông, suối, biển… Nguyên nhân ô nhiễm môi trường nước này vẫn đang được con người tìm ra biện pháp để khắc phục.

Nguyên nhân nguồn nước bị ô nhiễm do tự nhiên

Ô nhiễm do con người

Ô nhiễm nguồn nước do con người phải kể đến một trong những nguyên nhân như sau:

Nước thải sinh hoạt

  • Hầu hết, toàn bộ nước thải sinh hoạt hằng ngày vẫn chưa được xử lý và thải thẳng ra môi trường. Những rác thải, nước thải do sinh hoạt hằng ngày đổ thẳng ra ngoài ao, hồ, sông, suối làm giảm lượng oxy trong nước khiến cho các động thực vật khó có thể tồn tại.
  • Trong nguồn nước thải này còn chứa nhiều chất gây ô nhiễm như: Na+, K+, PO43, CL-,...

Nước nông nghiệp

  • Từ các hoạt động như chăn nuôi, trồng trọt của các bà con nông dân cũng dẫn đến ô nhiễm môi trường khi thức ăn thừa, phân động vật chưa được xử lý cũng thải ra môi trường hằng ngày. Ngoài ra nhiều hộ nông dân còn sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu khiến các chất độc hại này thấm xuống đất và ngấm vào mạch nước ngầm làm ô nhiễm môi trường nước ngầm.
  • Đặc biệt còn có một số hộ dân sử dụng các hóa chất cấm để bón, tưới cho cây trồng. Việc làm này không những nguy hại đến sức khỏe con người mà còn làm tình trạng ô nhiễm môi trường nước trở nên nặng hơn.

Nguồn nước nông nghiệp đang bị ô nhiễm 

Nước thải y tế

Nước thải y tế từ các phòng thí nghiệm, cơ sở rửa thực phẩm, phẫu thuật,... luôn mang theo các mầm bệnh, vi rút, khi chưa được xử lý mà thải ra môi trường sẽ khiến cho các vi rút lây lan nhanh ra môi trường. Từ đó, gây ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước và sức khỏe con người.

Nước thải công nghiệp

  • Đây là nguyên nhân chính gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường nước như hiện nay. Bởi tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa ngày càng nhanh, kéo theo đó là nhiều khu công nghiệp mọc lên để đáp ứng nhu cầu của con người.
  • Ở nhiều khu công nghiệp các nhà máy xả thải hàng nghìn m3 nước ra môi trường mỗi ngày mà chưa qua xử lý. Từ đó, kéo theo nguồn nước tại các khu vực này bị ô nhiễm nặng khiến tuổi thọ, sức khỏe của người dân tại đây ngày càng giảm sút mạnh. Đáng báo động hơn là tính trạng “Làng Ung Thư” xuất hiện càng ngày càng nhiều tại các khu công nghiệp.

Ngoài ra các sự cố tràn dầu cũng khiến cho nguồn nước bị ô nhiễm nặng và các sinh vật biển bị chết hàng loạt.

Nước thải công nghiệp thải ra ngoài ngày càng nhiều

Nước bị ỗ nhiễm do nhiễm các kim loại nặng

  • Trong nước biển hoặc nước phèn có nồng độ Sulfat ( SO4 2-)  chất này có tác dụng chuyển thành axit sulfuric từ đó ăn mòn nên thành cống hoặc tưới vào cây trồng sẽ bị cháy
  • Chloride ( Cl-): Khi chất này gặp Natri hoặc Kali thì sẽ tạo một chất gây ăn mòn, giảm tuổi thọ của các công trình xây dựng và ít nhiều cũng ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
  • Các loại kim loại: Pb, Hg, Cr, Cd, As, Mn,... các chất này thường có trong các loại hóa chất hoặc nước thải công nghiệp tất cả các loại kim loại này đều gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người, nếu bị nhiễm nhiều sẽ gây ngộ độc kim loại.
  • Tại các vùng đất có thủy ngân hệ thống mạch nước đều bị nhiễm thủy ngân, khi người dân xung quanh sử dụng thì sẽ bị ngộ độc, dùng tưới tiêu cây cối sẽ chết.

Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước

Hậu quả của việc ô nhiễm nguồn nước là rất nghiêm trọng, cụ thể:

Đối với con người

  • Ô nhiễm nguồn nước khiến tỉ lệ mặc các bệnh cấp tính như: ung thư, viêm da, tiêu chảy,.. ngày càng tăng cao. Người dân sống quanh khu vực bị ô nhiễm ngày càng dễ mắc các bệnh do sử dụng nguồn nước bẩn trong sinh hoạt. Ngoài ra nguồn nước ô nhiễm còn gây tổn thất lớn cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh nông nghiệp. Nhất là đối với ngành nuôi trồng thủy hải sản.
  • Nguồn nước bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ ảnh hưởng đặc biệt đến sức khỏe con người. Những hợp chất hữu cơ thường có độc và độ bền sinh học cao. Đặc biệt là chất hidrocacbon thường gây ô nhiễm môi trường mạnh, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con người. Những hợp chất như phenol, chất bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu, sevin, endrin, linden,... và các chất tẩy hoạt tính đều ảnh hưởng không tốt đến con người, nếu nhiễm phải sẽ có nguy cơ cao gây nên các bệnh ung thư.

Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước đối với sức khỏe con người

Đối với sinh vật dưới nước

  • Lượng nước thải công nghiệp, nước thải trong sinh hoạt các hóa chất tồn đọng được xả ra ao, hồ, sông suối, biển,... sẽ làm môi trường sống của các sinh vật dưới nước bị thay đổi theo chiều hướng ngày một tồi tệ hơn.
  • Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước đối với sinh vật như tôm, cá,... những sinh vật dưới biển sẽ chậm phát triển. Khi mức độ ô nhiễm đã vượt quá giới hạn cho phép thì chúng không thể thích nghi được nữa. Từ đó, khiến cá chết hàng loạt, làm tài nguyên biển cũng như hệ sinh thái dưới nước bị suy giảm. Thậm chí, nếu cá bị nhiễm độc thì sức khỏe con người cũng bị đe dọa. 

Nhiều sinh vật đang “mắc kẹt” trong chính “ngôi nhà” của mình

Đối với thực vật

  • Không chỉ ảnh hưởng đến hệ sinh vật dưới nước mà còn gây ảnh hưởng đến đời sống của hệ thực vật trên cạn.
  • Cụ thể, nếu dùng nguồn nước bị ô nhiễm để tưới tiêu cho cây trồng, hoa màu sẽ khiến chúng bị còi cọc, chậm phát triển. Nếu mức độ nhiễm bẩn của nước quá lớn còn làm thực vật bị chết hàng loạt, đất đai ngày càng bị cằn cỗi và rất dễ xói mòn.

Nguồn nước bị ô nhiễm cũng tác động tiêu cực đến thực vật

Ảnh hưởng trực tiếp tới nền kinh tế

Ô nhiễm môi trường nước gây ảnh hưởng tới nền kinh tế quốc gia cũng túi tiền của nhân dân

  • Đối với quốc gia thì phải xây dựng nhiều các nhà máy xử lý nước, lên các kế hoạch thu gom và xử lý rác thải trên sông hồ để giảm tối thiểu tình trạng ô nhiễm
  • Đối với cá nhân: Đây là hậu quả cực lớn đối với những người dân nuôi chồng thủy sản, chỉ cần nước bị nhiễm kim loại, hay xử lý nước thải không tốt thì sẽ ảnh hưởng tài sản của cá nhân đó.

Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước

Nếu bạn đã hiểu ô nhiễm môi trường nước là gì? tiếp theo dưới đây chúng tôi sẽ sẽ gợi ý đến bạn 5 biện pháp chống ô nhiễm nguồn nước đơn giản, dễ thực hiện và mang lại kết quả tốt nhất:

Xử lý rác thải sinh hoạt đúng cách

Đầu tiên cần trang bị thêm những vật dụng chứa rác có nắp đậy kín và phải đủ lớn để chứa được tất cả rác thải ra trong ngày, nhất là tại các khu chung cư, nơi công cộng,...Bên cạnh đó, cần có thêm những biện pháp xử lý rác thải sinh hoạt đúng cách, hợp vệ sinh để tránh thải ra ngoài môi trường một cách bừa bãi, gây ô nhiễm nguồn nước.

Phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt đúng cách

Xử lý nước thải đúng cách

Đối với nước thải, cần xây dựng hệ thống xử lý nước thải (theo dạng cống ngầm kín) rồi sau đó mới cho đổ ra hệ thống công chung. Tránh tình trạng không xử lý mà xả tràn lan ra bên ngoài môi trường gây ô nhiễm nước. Đặc biệt, nước thải từ các khu công nghiệp, y tế cần được xử lý cẩn thận, đúng theo quy định trước khi xả thải ra ngoài môi trường.

Xử lý nước thải của các nhà máy trước khi thải ra ngoài môi trường

Luôn tiết kiệm nước

  • Để tránh trường hợp nguồn nước bị cạn kiệt thì chúng ta cần thực hiện phương châm tiết kiệm nước. Hãy giảm sự lãng phí bằng những hành động thiết thực nhất như: tắt vòi nước khi không sử dụng, thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng các đường ống dẫn nước, cải tạo bể chứa nhằm chống sự rò rỉ, thất thoát nước.
  • Đồng thời, nên tận dụng những nguồn nước từ tự nhiên như nước mưa vào việc tưới cây, cọ rửa,… để tránh gây lãng phí nguồn nước sạch.

Hãy tắt khi không sử dụng để tiết kiệm nguồn nước sạch

Hướng đến nông nghiệp xanh

Người nông dân có thể hướng đến nền nông nghiệp xanh bằng cách xây dựng và thực hành kế hoạch quản lý chất dinh dưỡng nông nghiệp. Điều này sẽ giúp hạn chế được hàm lượng chất dinh dưỡng dư thừa ngấm vào đất, nước ngầm. Tác động từ thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ có thể được quản lý bằng cách sử dụng kỹ thuật quản lý dịch hại tổng hợp (IPM). Hoặc kiểm soát dịch hại sinh học, giảm thiểu sâu bệnh và sự phụ thuộc vào các chất hóa học, thuốc trừ sâu.

Hướng đến nền nông nghiệp xanh

Tích cực nâng cao ý thức của mỗi người trong việc bảo vệ môi trường

Đây chính là biện pháp quan trọng nhất để bảo vệ nguồn nước khỏi nguy cơ bị ô nhiễm. Chỉ cần mỗi chúng ta tự giác nâng cao ý thức và trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ nguồn nước sạch thì chúng ta sẽ có được một môi trường sống xanh - sạch - đẹp. Có thể bắt đầu từ những việc nhỏ mỗi ngày như: Vứt rác thải vào đúng nơi quy định, không xả chất độc hại trực tiếp ra ngoài môi trường, sử dụng hàm lượng thuốc hóa học theo đúng hướng dẫn,…

Tích cực nâng cao ý thức của mỗi người trong việc bảo vệ môi trường

Xây dựng hệ thông xử lý nước thải

  • Tại các thành phố lớn nói chung hay cách khu đô thị, các khu dân cư, các khu công nghiệp nói riêng thì nên cần thiết xây dựng các hệ thống nhà máy hoặc trạm xử lý nước thải trước khi xả nước ra sông hồ.
  • Thiết lập quản lý, giám sát các khu công nghiệp về hoạt động thải nước của các công nghiệp.
  • Khuyến khích người dân xây dựng hầm biogas để xử lý nước thải trước khi xả ra ngoài môi trường
  • Cải tiến các lại chăm sóc cây chồng bằng các biện pháp thân thiện với môi trường, hạn chế các loại thuốc hóa học. 

>> Tìm hiểu thêm:

Như vậy, trên đây là những kiến thức chia sẻ về ô nhiễm môi trường nước là gì? chi tiết và đầy đủ nhất. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân, hậu quả của nước ô nhiễm, từ đó thực hiện bảo vệ môi trường nước bằng những hành động thiết thực nhất. Hãy chung tay bảo vệ môi trường, bởi bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta!

Hỏi Đáp

Tin tức xe quét rác

Tin tức xe quét rác

Xem tất cả »
Mua xe quét rác tại Điện Biên uy tín ở đâu?

Mua xe quét rác tại Điện Biên uy tín ở đâu?

Xe quét rác tại Đà Nẵng mua ở đâu thì uy tín- chất lượng

Xe quét rác tại Đà Nẵng mua ở đâu thì uy tín- chất lượng

Mua xe quét rác tại Thái Nguyên ở đâu uy tín- Chất lượng

Mua xe quét rác tại Thái Nguyên ở đâu uy tín- Chất lượng

Tìm hiểu 2 máy hút rác tự chế độc đáo, ấn tượng nhất

Tìm hiểu 2 máy hút rác tự chế độc đáo, ấn tượng nhất

Đánh giá xe quét rác Lavor: Có đáng để đầu tư?

Đánh giá xe quét rác Lavor: Có đáng để đầu tư?

Top 3 xe quét rác Fiorentini nổi bật nhất trên thị trường

Top 3 xe quét rác Fiorentini nổi bật nhất trên thị trường

Xe quét rác Eureka: Có ưu điểm vượt trội như nào?

Xe quét rác Eureka: Có ưu điểm vượt trội như nào?

Xe quét rác chạy điện: Giải pháp bảo vệ môi trường hiệu quả

Xe quét rác chạy điện: Giải pháp bảo vệ môi trường hiệu quả

Xe dọn rác- Tìm hiểu hiểu thiết bị vệ sinh chuyên dụng

Xe dọn rác- Tìm hiểu hiểu thiết bị vệ sinh chuyên dụng

Gọi ngay
Gọi ngay
Messenger
Messenger
Zalo
Zalo
Bản đồ
Bản đồ