Ô nhiễm môi trường là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục ô nhiễm môi trường

577 lượt xem 0

Ô nhiễm môi trường là gì? Nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường là gì? Làm cách nào để “cứu” môi trường sống của chúng ta? Nếu bạn đang quan tâm tới vấn nạn môi trường, hãy cùng theo dõi những gì santhuongmaihoanglien.vn tổng hợp và chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé!

o-nhiem-moi-truong

Ô nhiễm môi trường là một trong số tình trạng đáng báo động nhất hiện nay

Tình trạng ô nhiễm môi trường ở việt nam

Hiện nay, ô nhiễm môi trường ở Việt Nam vẫn đang ở mức đáng báo động. Bởi vì tình trạng quy hoạch các khu đô thị vẫn chưa được xử lý triệt để. Trong đó phải kể đến các khu công nghiệp, khu đô thị tại một số thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.

Cụ thể, theo số lượng thống kê ước tính phải có đến 60% khu công nghiệp (trong tổng số 183 khu công nghiệp) vẫn chưa có hệ thống để xử lý nước thải. Chính vì vậy mà hầu hết các loại rác thải sinh hoạt, hóa chất tẩy rửa, chất thải dầu mỡ, hóa phẩm nhuộm,… từ các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất chưa được xử lý triệt để mà đổ trực tiếp ra các sông, hồ tự nhiên.

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường 

Môi trường đất, nước, không khí đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Vậy nguyên nhân do đâu????

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước

Nước là nguồn sống của tất cả các loài sinh vật trên Trái Đất. Trong đời sống, nước bao gồm rất nhiều loại như: Nước uống, nước biển, nước sông, nước sinh hoạt,….Tất cả chúng đều đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống con người. Vì vậy, nếu nguồn nước bị ô nhiễm sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm cho con người. Những nguyên nhân khiến môi trường nước bị ô nhiễm có thể kể đến như:

Bạn có biết nguyên nhân gây nên ô nhiễm nguồn nước?

  • Chất thải công nghiệp: Trong quá trình sản xuất công nghiệp, các nhà máy liên tục xả chất thải ra ngoài môi trường. Một số doanh nghiệp vì không muốn chi trả chi phí xử lý chất thải nên đã xả thẳng chất thải xuống sông, hồ xung quanh. Từ đó, dẫn đến ô nhiễm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân và sinh vật trong khu vực.
  • Chất thải sinh hoạt: Rác thải từ sinh hoạt, “thẳng tay” vứt bao ni lông xuống sông, biển hay cống dẫn đến ô nhiễm môi trường nước, gây bốc mùi hôi thối và làm chết sinh vật sống dưới nước. Thậm chí, một số hộ gia đình ở ven sông còn vô tư xả các loại chất thải khác xuống sông như: Thức ăn thừa, nước tiểu, phân,...
  • Hoạt động nông nghiệp: Trong quá trình trồng trọt, người ta thường sử dụng phân bón, các loại thuốc trừ sâu,…để bảo vệ và gia tăng năng suất cây trồng. Tuy nhiên, trong các loại hóa chất này có chứa những thành phần độc hại. Chúng đi theo nguồn nước tưới, ngấm xuống mạch nước ngầm hoặc chảy ra ao, hồ, gây ô nhiễm nguồn nước.
  • Do tác nhân tự nhiên: Băng tan hay mưa lũ,…cũng chính là tác nhân khiến tình trạng ô nhiễm nước lan rộng. Nước do mưa, lũ cuốn rác thải, xác sinh vật, nước cống,… trôi đến nhiều nơi, gây ô nhiễm nguồn nước trên diện rộng.

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất

Đất là nơi trú ngụ của các loài sinh vật. Đất đóng vai trò rất quan trọng trong chuỗi thức ăn tự nhiên và có nhiều lợi ích cho con người. Vì vậy, nếu môi trường đất bị ô nhiễm sẽ là mối “đe dọa” đến sự phát triển của những sinh vật này. Hơn nữa, đất ô nhiễm cũng khiến các hoạt động trồng trọt, sản xuất của con người không mang lại hiệu quả. Hiện nay, môi trường đất có thể bị ô nhiễm bởi những nguyên nhân như:

Ô nhiễm môi trường đất - mối “đe dọa” đến sự phát triển của nhiều loại sinh vật

  • Hoạt động công nghiệp: Nhiều ngành sản xuất công nghiệp như luyện kim, khai thác quặng, dệt,…thải ra chì, thủy ngân và nhiều kim loại độc hại khác, gây ảnh hưởng trực tiếp đến đất.
  • Hoạt động nông nghiệp: Không chỉ ảnh hưởng đến nguồn nước sông, hồ,... các loại hóa chất sử dụng trong nông nghiệp cũng sẽ ngấm xuống đất, gây ô nhiễm môi trường đất.
  • Chất thải từ sinh hoạt: Phân, rác thải, nước tiểu,…từ sinh hoạt cũng là một tác nhân gây ô nhiễm đất. Đặc biệt, rác thải kim loại, hóa chất là chất thải nguy hiểm nhất đối với môi trường đất.
  • Hậu quả của ô nhiễm nước: Các dòng nước ô nhiễm chảy đi khắp nơi, ngấm vào lòng đất cũng khiến cho đất bị ô nhiễm theo.
  • Do yếu tố tự nhiên: Đất gần nước biển sẽ bị nhiễm mặn do nước biển xâm lấn. Đất ở đồng bằng thì lại dễ nhiễm phèn do nước ở sông. Ngoài ra, mưa axit cũng là một nguyên nhân khiến đất nhiễm phải các thành phần xấu như: K+, CL-, Na+,….

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí 

So với nước và đất, ô nhiễm không khí sẽ gây ra những hậu quả nguy hiểm hơn rất nhiều lần. Đáng lo ngại hơn, ô nhiễm không khí còn là một tác nhân gây nên tình trạng biến đổi khí hậu. Vì vậy, đây được xem là vấn nạn vô cùng cấp bách trên toàn cầu. Ở nước ta, Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh chính là hai điểm nóng có chỉ số ô nhiễm không khí thuộc top đầu thế giới. Các nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm không khí như:

Ô nhiễm không khí - một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên biến đổi khí hậu

  • Chất thải công nghiệp: Ngành công nghiệp sản xuất hóa chất, sản xuất vũ khí, luyện kim,…được xem là nguyên nhân hàng đầu khiến lượng khí thải nhà kính (SO2, CO, NOx,…) gia tăng nhanh chóng. Không những thế, quá trình sản xuất điện cũng thải ra một lượng lớn khí CO2 độc hại.
  • Hoạt động sinh hoạt của con người: Việc sử dụng nhiều loại phương tiện giao thông, các thiết bị gia dụng như tủ lạnh, máy lạnh,…xả không ít khí thải độc hại ra môi trường. Ngoài ra, việc đốt than tổ ong cũng thải ra CO2 gây ô nhiễm không khí.
  • Do các nhân tố tự nhiên: Bên cạnh những tác nhân kể trên, những yếu tố tự nhiên như núi lửa phun trào (sinh ra Cl, S, CH4,…), cháy rừng (sinh ra CO2),…cũng khiến tính chất không khí bị biến đổi. Bên cạnh đó, gió còn thổi khói bụi từ những vùng bị ô nhiễm sang các vùng khác, khiến tình trạng ô nhiễm không khí xuất hiện ở nhiều khu vực.

Cách khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường

Một số biện pháp hữu hiệu để có thể bảo vệ môi trường sống của chính chúng ta như sau: 

Cách để khắc phục ô nhiễm môi trường nước

Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nước như hiện nay thì mỗi chúng ta cần phải chung tay góp sức để bảo vệ môi trường sống cũng như cân bằng lại hệ sinh thái tự nhiên.

  • Mỗi người trong chúng ta cần phải nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, không xả thải bừa bãi.
  • Nhà nước cần có thêm các hoạt động tuyên truyền về tác hại của việc ô nhiễm nguồn nước, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho nhân dân (đặc biệt ở các vùng dân tộc thiểu số và nông thôn).
  • Cần xử lý nghiêm các nhà máy xí nghiệp chưa xử lý nước thải mà thải thẳng ra môi trường hoặc xử lý không đạt chuẩn.
  • Cải tiến hệ thống xử lý rác thải, nguồn nước để có thể xử lý lượng rác thải, nước thải được thải ra mỗi ngày.

Xây dựng hệ thống để xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường

  • Khuyến khích người nông dân xây dựng các hầm chứa, hầm biogas để xử lý phân và nước tiểu của các động thực vật. Đồng thời, khuyến khích người dân hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,...
  • Xây dựng các điểm tập kết, thu gom rác, tránh tình trạng vứt rác bừa bãi, xả rác ra ao hồ sông suối.
  • Tuyên truyền và kêu gọi người dân thu gom rác thải tại các ao hồ, sông suối, biển.

Cách để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đất

Việt Nam đang đứng trước thách thức ô nhiễm môi trường đất rất lớn, vì vậy chúng ta cần phải chung tay để khắc phục tình trạng này. Và chúng tôi xin chia sẻ đến các bạn một số biện pháp bảo vệ, khắc phục ô nhiễm môi trường đất như sau:

  • Ban hành thêm các chính sách bảo vệ môi trường đất, đồng thời chú trọng vào công tác quản lý đất bị ô nhiễm tồn lưu, nhân rộng thêm những mô hình cải thiện chất lượng đất hiệu quả.
  • Đấy mạnh vào công tác truyền thông đại chúng, nâng cao ý thức người dân, trang bị cho họ những kiến thức căn bản để có trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ tài sản chung.
  • Sử dụng các giống cây trồng có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, cho năng suất cao nhằm hạn chế sử dụng những loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật cũng chính là biện pháp bảo vệ môi trường đất hiệu quả cho người dân.
  • Biện pháp bảo vệ môi trường đất tiếp theo đó là không lạm dụng các loại phân bón hóa học khi trồng trọt.
  • Phục hồi hệ sinh thái rừng để bảo vệ đất không bị rửa trôi đồng thời vẫn giữ lại được các chất dinh dưỡng. Đây cũng là một trong những giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đất đang được nhiều quốc gia áp dụng.
  • Sử dụng cây liễu để trích xuất kim loại nặng cũng là một giải pháp để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đất.
  • Phục hồi và tái chế vật liệu, hạn chế sử dụng túi nilon, sử dụng tiết kiệm tài nguyên cũng là một trong các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đất đơn giản mà lại hiệu quả.

Trồng cây, gây rừng để giúp đất trồng không bị rửa trôi

Cách để khắc phục tình trạng ô nhiễm không khí

Để khắc phục ô nhiễm môi trường không khí chúng ta cần tích cực:

  • Trồng cây xanh, phủ xanh đồi núi để hấp thụ khí CO2 cũng như các chất độc hại
  • Ưu tiên sử dụng các phương tiện công cộng, để giảm lượng khí thải thải ra mỗi ngày
  • Đô thị hóa đúng cách, hạn chế những bụi mịn PM 2.5
  • Xử lý khí thải trước khi xả thải ngoài môi trường
  • Không vứt rác bừa bãi
  • Ứng dụng công nghệ xanh vào việc xây dựng, trồng trọt và chăn nuôi
  • Hạn chế tối đa việc sử dụng các hóa chất trong nông, lâm nghiệp
  • Cấm các loại xe đã hết hạn, không đảm bảo tiêu chuẩn khí thải lưu thông trên đường
  • Tuyên truyền và vận động người dân để mọi người hiểu thêm về tác hại của ô nhiễm môi trường không khí
  • Xử lý rác thải đúng cách
  • Hạn chế sử dụng các vật liệu đốt có hại cho với môi trường
  • Sử dụng các thiết bị nhằm giúp tiết kiệm điện, không thải độc ra môi trường

Khắc phục tình trạng ô nhiễm không khí bằng cách nào?

Độ ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường

Những ảnh hưởng mà ô nhiễm môi trường gây ra như sau:

Ô nhiễm môi trường gây hại sức khỏe

  • Ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm không khí chính là nguyên nhân gây ra các bệnh về đường hô hấp. Bụi mịn là yếu tố gây ô nhiễm nguy hiểm nhất vì nó tồn tại khá lâu trong không khí và có khả năng phát tán rất xa. Do kích thước khá nhỏ, nếu xâm nhập sâu vào phổi và máu sẽ gây nên các bệnh hô hấp, vô sinh…
  • Ô nhiễm không khí còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các rối loạn nhịp tim, thậm chí dẫn đến đau tim ở người cao tuổi, phụ nữ mang thai, người đang mang bệnh nền, trẻ em dưới 15 tuổi,…
  • Bên cạnh đó, sóng nhiệt hay ô nhiễm tiếng ồn cũng gây những thương tích đối với tai mà còn gây đau đầu, stress và dễ bị căng thẳng thần kinh,…
  • Chưa dừng lại ở đó, việc biến đổi khí hậu khiến cho nhiệt độ tăng giảm bất thường có chiều hướng gia tăng. Điều này khiến gây ra các bệnh về đột quỵ hay thậm chí là tử vong.
  • Ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của con người

Ô nhiễm môi trường gây hại tới hệ sinh thái

Mối đe dọa chính và tác động trực tiếp đến hệ sinh thái chính là ô nhiễm không khí. Ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây nên mưa axit, mưa đá, biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính, trái đất nóng lên,… làm mất cân bằng và suy thoái các cấu trúc loài.

Ô nhiễm môi trường khiến Trái Đất nóng lên khiến băng tan

Các biện pháp để bảo vệ môi trường

Môi trường sống ngày càng ô nhiễm, nếu chúng ta không có những biện pháp hành động tích cực sẽ khiến tình trạng này càng nghiêm trọng hơn. Và dưới đây là những biện pháp thiết thực nhất để bảo vệ môi trường sống của chính chúng ta!

Kiểm soát ô nhiễm môi trường

Dưới đây là một số biện pháp để có thể kiểm soát ô nhiễm môi trường:

  • Cần phải sớm có những khung quy định chuẩn về việc xử lý chất thải, nước thải sinh hoạt, bệnh viện, khách sạn, nhà hàng hoặc các khu công nghiệp. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về vấn đề bảo vệ môi trường, với các hình thức xử lý nghiêm khắc về hành chính và hình sự với mục đích răn đe các đối tượng vi phạm cũng như các đối tượng có ý định vi phạm.
  • Trên những lưu vực sông, quy hoạch tiêu úng phải gắn kết chặt chẽ với quy hoạch xả thải. Từ các quy hoạch xả thải có thể phát triển thành quy hoạch vệ sinh môi trường (xả thải, khu chứa và chôn lấp chất thải rắn, phân định rõ khu nghĩa trang…) có xét đến công nghệ xử lý nước thải và rác thải ở những giai đoạn sau.
  • Các khu công nghiệp, nhà máy cần phải xây dựng hệ thống xử lý chất thải, khí thải và nước thải theo tiêu chuẩn quốc tế, dưới sự giám sát chặt chẽ của những đơn vị chuyên trách.
  • Tăng cường xây dựng thêm các nhà vệ sinh công cộng, bổ sung thếm nhiều thùng rác tại các điểm du lịch và khu dân cư đông đúc,...

Bổ sung thêm nhiều thùng rác tại nơi công cộng

  • Không xây dựng thêm nhiều bệnh viện hay cơ sở y tế chữa trị các bệnh dễ lây truyền. Đặc biệt là những nghĩa trang, bãi chôn lấp chất thải, cơ sở sản xuất hóa chất độc hại, cơ sở sản xuất và chế biến có nước thải nguy hại trong hành lang bảo vệ nguồn nước.
  • Sử dụng những biện pháp vi sinh thay cho các hóa chất tẩy rửa trong việc giải quyết tắc nghẽn cống thoát nước. Bởi vì các hóa chất này sẽ dễ dàng thâm nhập nguồn nước, làm nhiễm độc cho nước và như thế sẽ vô tình đưa vào môi trường một chất thải nguy hại mới, đồng thời cũng làm nguồn nước nhiễm độc.
  • Nâng cao ý thức của người dân về việc bảo vệ môi trường, không vứt rác bừa bãi. Đồng thời, tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục.

Biện pháp cải thiện môi trường

Để cải thiện ô nhiễm môi trường chúng ta có thể thực hiện:

Trồng nhiều cây xanh

Cây xanh là nguồn cung cấp oxi cho con người và nó cũng là nguồn hấp thụ khí cacbon, giảm xói mòn đất và hệ sinh thái. Vì vậy, chúng ta cần tích cực trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà để được hưởng không khí trong lành do cây tạo ra.

Trồng thêm cây xanh cũng chính là “trồng” cuộc sống “xanh” cho con em chúng ta sau này

Ưu tiên sử dụng những hóa chất thiên nhiên

Thuốc bảo vệ thực vật và những loại hóa chất sử dụng trong vệ sinh hàng ngày là một trong những nguyên nhân gây ra các căn bệnh như ung thư, Parkinson và một số bệnh liên quan đến não. Vì vậy, nên sử dụng những loại hoạt chất có nguồn gốc từ thiên nhiên và tận dụng hiệu quả mối quan hệ đấu tranh sinh tồn giữa các loài trong tự nhiên để có thể kiểm soát dịch hại.

Sử dụng năng lượng sạch

Hãy sử dụng nguồn năng lượng có thể tái tạo như năng lượng từ gió, ánh nắng mặt trời… Đây là những loại năng lượng sạch vì việc sản xuất và tiêu thụ chúng không làm phát sinh khí thải gây ra hiệu ứng nhà kính như sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch.

Tiết kiệm điện

Chắc hẳn chúng ta thường có thói quen để nguyên phích cắm trong ổ điện ngay cả khi không dùng đến các thiết bị điện ( TV, quạt, máy tính, sạc điện thoại,…) Hành động này đã vô tình gây lãng phí một lượng điện tương đối lớn. Bởi vì ngay cả trong chế độ chờ các thiết bị này cũng làm tiêu hao năng lượng điện. Vì vậy, tốt hơn hết, các bạn nên nhớ rút phích cắm ra khỏi ổ hoặc tắt nguồn tất cả các thiết bị điện khi không sử dụng.

Hãy tắt khi không sử dụng

Giảm sử dụng túi ni lông

Bạn có tin rằng các túi ni lông không thể bị phân hủy sinh học và chúng có thể tồn tại trong môi trường đến hàng trăm năm. Vì vậy hãy sử dụng giấy, các loại lá… để gói sản phẩm thay vì sử dụng loại túi ni lông nhé như vậy bạn đã góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường rồi

Tận dụng ánh sáng từ mặt trời

Như đã giới thiệu ở trên, năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng sạch, nguồn năng lượng tự nhiên vô hạn và cho hiệu suất sử dụng cao. Vì vậy, chúng ta nên lắp đặt các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời để giảm thiểu ô nhiễm.

Sử dụng sản phẩm tái chế

Sử dụng giấy tái chế chính là đang góp phần “cứu sống” rừng cây. Giấy tẩy trắng thường được sử dụng để in báo và loại giấy này khi sản xuất gây ô nhiễm nguồn nước. Tốt nhất chúng ta nên sử dụng giấy tái chế hay loại giấy không qua tẩy trắng.

Nếu có thể, hãy tái chế lại những vật dụng đã dùng càng nhiều càng tốt. Bởi giảm lượng rác chở đến bãi rác sẽ giúp làm giảm lượng khí mê-tan phát thải từ bãi rác. Khí mê-tan, loại “khí nhà kính” gây ảnh hưởng nhiều nhất, được thải thải vào không khí khi rác trong bãi bị phân hủy. 

Sử dụng chai nhựa để trồng cây

Áp dụng khoa học hiện đại vào trong cuộc sống 

Trước khi khoa học còn chưa được mở rộng phát triển thì việc áp dụng khoa học kĩ thuật vào còn rất hạn chế. Tuy nhiên, giờ khoa học phát triển, nhiều thiết bị thân thiện môi trường và làm giảm tình trạng ô nhiễm. Như sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện sẽ giúp giảm tiêu thụ điện năng, tiết kiệm được nguồn tài nguyên sản xuất ra điện. Hay các thiết bị có thể tái chế sử dụng để giảm đi lượng rác thải cho môi trường sống của con người.

Thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay tuy rất đang báo động nhưng vẫn có thể cứu vãn nếu chúng ta cùng chung tay góp sức khắc phục hậu quả đã xảy ra và ngăn chặn những mối nguy có thể xảy ra trong tương lai. Sàn thương mại Hoàng Liên tin rằng bảo vệ môi trường chính là góp phần bảo vệ tương lai của chúng ta và các thế hệ mai sau.

Hỏi Đáp

Tin tức xe quét rác

Tin tức xe quét rác

Xem tất cả »
Mua xe quét rác tại Điện Biên uy tín ở đâu?

Mua xe quét rác tại Điện Biên uy tín ở đâu?

Xe quét rác tại Đà Nẵng mua ở đâu thì uy tín- chất lượng

Xe quét rác tại Đà Nẵng mua ở đâu thì uy tín- chất lượng

Mua xe quét rác tại Thái Nguyên ở đâu uy tín- Chất lượng

Mua xe quét rác tại Thái Nguyên ở đâu uy tín- Chất lượng

Tìm hiểu 2 máy hút rác tự chế độc đáo, ấn tượng nhất

Tìm hiểu 2 máy hút rác tự chế độc đáo, ấn tượng nhất

Đánh giá xe quét rác Lavor: Có đáng để đầu tư?

Đánh giá xe quét rác Lavor: Có đáng để đầu tư?

Top 3 xe quét rác Fiorentini nổi bật nhất trên thị trường

Top 3 xe quét rác Fiorentini nổi bật nhất trên thị trường

Xe quét rác Eureka: Có ưu điểm vượt trội như nào?

Xe quét rác Eureka: Có ưu điểm vượt trội như nào?

Xe quét rác chạy điện: Giải pháp bảo vệ môi trường hiệu quả

Xe quét rác chạy điện: Giải pháp bảo vệ môi trường hiệu quả

Xe dọn rác- Tìm hiểu hiểu thiết bị vệ sinh chuyên dụng

Xe dọn rác- Tìm hiểu hiểu thiết bị vệ sinh chuyên dụng

Gọi ngay
Gọi ngay
Messenger
Messenger
Zalo
Zalo
Bản đồ
Bản đồ