Bản vẽ Cad tháp giải nhiệt chi tiết dạng tròn và vuông

1989 lượt xem 2

Hệ thống chiller tháp giải nhiệt là hệ thống điều hòa trung tâm phức tạp nhất trong các hệ thống điều hòa hiện nay. Do đó, để hiểu rõ cấu tạo và cách thức vận hành thì người dùng cần hiểu rõ về bản vẽ cad tháp giải nhiệt. Vì thế, bài viết dưới đây Sàn thương mại Hoàng Liên sẽ chia sẻ một số thông tin về bản vẽ tháp hạ nhiệt để bạn đọc có thể tham khảo.

Bản vẽ cad tháp giải nhiệt

Bản vẽ cad tháp giải nhiệt là gì?

Bản vẽ cad tháp giải nhiệt là gì?

Tháp giải nhiệt hay tháp tản nhiệt là thiết bị chuyên dụng dùng để làm giảm nhiệt độ dòng nước bằng cách trích nhiệt từ nước và thải ra bầu khí quyển. Khi đó, lượng nước còn lại sẽ được làm mát và đưa tới bộ phận giải nhiệt để làm mát cho các máy móc, thiết bị trong nhà xưởng hoặc hệ thống điều hòa không khí.

bản vẽ cad tháp hạ nhiệt

Tháp giải nhiệt - Giải pháp làm mát tối ưu trong ngành công nghiệp

Bản vẽ cad tháp giải nhiệt là bản thiết kế demo giúp tính toán và hỗ trợ cho quá trình lắp đặt và sử dụng hệ thống tháp giải nhiệt được thực hiện một cách chính xác và đảm bảo kỹ thuật an toàn nhất. Ngoài ra, khi dựa vào bản vẽ cad thì đội ngũ nhân công có thể tiến hành lắp đặt tháp đúng chuẩn theo thông số kỹ thuật của tháp, từ đó hạn chế tối đa sai sót không đáng có.

Sơ đồ bản vẽ cad tháp giải nhiệt

Bản vẽ cad tháp giải nhiệt

Bản vẽ cad tháp giải nhiệt dạng tròn

Bản cad tháp giải nhiệt dạng tròn

Bản vẽ cad tháp giải nhiệt dạng vuông

Bản cad tháp giải nhiệt dạng vuông

Mỗi một loại tháp giải nhiệt sẽ có bản vẽ cad khác nhau. Vì thế, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà mọi người có thể cân nhắc lựa chọn loại tháp hạ nhiệt cho phù hợp.

Chi tiết cấu tạo bản vẽ cad tháp giải nhiệt

Dưới đây là cấu tạo chi tiết của tháp giải nhiệt:

Vỏ tháp: Thường được làm từ chất liệu sơn thủy tinh có tác dụng chống ăn mòn, chống gỉ và phần khung được làm từ sắt mạ kẽm. Điều này có tác dụng giúp tháp luôn hoạt động bền bỉ theo thời gian, bởi thiết bị được đặt ở bên ngoài và thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết, môi trường.

Tấm tản nhiệt: Được làm từ nhựa PVC có thiết kế dạng sóng và đảm nhận nhiệm vụ phân chia dòng nước. Đây là bộ phận có tác dụng giải nhiệt nguồn nước nóng, để từ đó đem lại hiệu quả làm mát nước tối ưu nhất.

Cánh quạt: Được sử dụng chất liệu hợp kim nhôm để chế tạo mâm và cánh quạt, được thiết kế cân bằng với nhau. Động cơ của nó có thể hút gió theo ống thoát và tạo hướng gió theo chiều thuận và có thể điều chỉnh được lưu lượng gió theo nhu cầu sử dụng. Nó là linh kiện có tác dụng giảm độ ồn cho thiết bị, dễ bảo dưỡng và tiết kiệm năng lượng tối đa.

động cơ tháp giải nhiệt

Động cơ bền bỉ, mạnh mẽ có thể hoạt động với công suất lớn

Động cơ: Được gia công với kỹ thuật cao cùng công nghệ chuyển động bánh răng với các chỉ số an toàn cao. Động cơ được thiết kế gọn nhẹ và được cấu thành từ các vật liệu chống thấm nên có độ bền rất cao.

Bộ phận phân nước: Được thiết kế theo dạng đầu phun áp thấp với lỗ hổng lớn, nên có khả năng phân chia nước đều lên toàn bộ tấm giải nhiệt.

Đệm tản nước: là loại được chế tạo từ nhựa PVC bền chắc, có thể cản được lực gió và giảm thất thoát nước và hạn chế lần thêm nước.

Bộ phận chống ồn: Nó có chức năng giảm thiểu tiếng ồn của nước trong quá trình hoạt động.

Đế bồn: Thường được thiết kế với dung tích lớn và chính là nơi để chứa nước đã được làm mát. Ngoài ra, để đảm bảo nước luôn đáp ứng yêu cầu giải nhiệt thì người dùng nên thường xuyên vệ sinh, kiểm tra để tháp luôn sạch sẽ.

||Xem thêm: Cách tính toán thiết kế tháp giải nhiệt phù hợp với nhu cầu

Một số loại tháp hạ nhiệt được sử dụng phổ biến

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại tháp làm mát công nghiệp, tuy nhiên tùy thuộc vào tính chất và chức năng sử dụng mà người ta thường phân loại tháp giải nhiệt theo 1 số cách sau:

Bản vẽ cad tháp giải nhiệt

Tùy thuộc vào chức năng, nguyên lý và công suất mà người ta có thể phân tháp giải nhiệt thành nhiều loại khác nhau

Dựa theo công suất

Dựa theo công suất thì có 2 loại tháp tản nhiệt chính là tháp giải nhiệt mini và tháp giải nhiệt công nghiệp. Trong đó:

  • Tháp giải nhiệt mini: Thường có công suất từ 5 - 25RT và phù hợp sử dụng tại các xưởng sản xuất có quy mô nhỏ và có nhu cầu làm mát không cao
  • Tháp giải nhiệt công nghiệp: Đây là sản phẩm có công suất lớn từ 50RT trở nên và thường được lắp đặt tại các khu vực rộng lớn và có nhu cầu làm mát cao.

Dựa theo hình dáng

Dựa theo hình dáng thì tháp giải nhiệt có 2 loại là tháp giải nhiệt vuôngtháp giải nhiệt tròn:

Bản vẽ cad tháp giải nhiệt

Tháp giải nhiệt tròn & tháp giải nhiệt vuông

  • Tháp giải nhiệt vuông: Có cấu trúc hình khối với cấu tạo đơn giản cùng quá trình lắp đặt đơn giản. Nên người dùng có thể liên kết nhiều model tháp hạ nhiệt vuông với nhau để tạo thành tổ hợp với hiệu suất làm mát cao.
  • Tháp giải nhiệt tròn: Có thiết kế hình tròn và loại tháp này thường được sử dụng phổ biến trong những nhà máy sản xuất có sử dụng điều hòa không khí, công nghiệp ép nhựa hoặc đông lạnh,...

Dựa theo cơ chế tuần hoàn nước

  • Tháp hạ nhiệt không tuần hoàn: Là dòng tháp làm mát sử dụng nước từ hồ, sông để làm mát. Tuy nhiên, nguồn nước đầu vào cần phải được xử lý để có thể chống cáu cặn và các vi sinh xâm nhập.
  • Tháp hạ nhiệt tuần hoàn kín: Là loại tháp làm mát có thể tái sử dụng nguồn nước sau khi làm mát.
  • Tháp hạ nhiệt tuần hoàn hở: Là loại tái sử dụng nguồn nước làm mát, tuy nhiên nước tuần hoàn sẽ bị hao hụt do tình trạng bay hơi, nên cần phải yêu cầu cấp nước liên tục. Và đây cũng là một trong những loại tháp làm mát khá phổ biến hiện nay.

Dựa theo nguyên lý làm việc

Nếu phân loại theo nguyên lý làm việc thì tháp hạ nhiệt được chia thành 2 loại là:

Bản vẽ cad tháp giải nhiệt

Tháp giải nhiệt đối lưu

  • Tháp hạ nhiệt đối lưu cơ học: Đây là loại hạ nhiệt cho nước bằng việc sử dụng quạt lớn để hút khí cưỡng bức trong nước lưu thông và tăng thời gian tiếp xúc giữa không khí và nước. Hiện nay, tháp làm mát đối lưu được chia thành 3 loại chính là tháp thông khí ngược dòng, tháp thông khí dòng ngang và tháp đối lưu cưỡng bức.
  • Tháp hạ nhiệt đối lưu tự nhiên: Là loại làm mát nước bằng cách sử dụng sự chênh lệch nhiệt độ với không khí bên trong và bên trong. Khi làm việc, khi nước nóng bên trong tháp thì nước sẽ bay lên trên thì khí mát bên ngoài sẽ đi vào đáy tháp để giải nhiệt cho nước. Và dòng sản phẩm này được cấu thành từ bê tông và cao trên 200m, nên nó thường được sử dụng tại những nơi có nhu cầu giải nhiệt cao.

||Xem thêm: Cách lắp đặt tháp giải nhiệt chuẩn xác đúng quy trình

Dù bạn có lựa chọn loại tháp giải làm mát nào đi chăng nữa thì việc hiểu rõ bản vẽ cad tháp giải nhiệt sẽ giúp bạn có thể dễ dàng và thuận lợi hơn khi tiến hành lắp đặt và sử dụng chúng. Do đó, nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới vấn đề này, hãy liên hệ tới số Hotline 0983 113 582 để được Sàn thương mại Hoàng Liên tư vấn cụ thể, trực tiếp nhé!

Hỏi Đáp

Tin tức tháp giải nhiệt

Tin tức tháp giải nhiệt

Xem tất cả »
Mua tháp giải nhiệt tại Hải Phòng ở đâu chính hãng, giá rẻ?

Mua tháp giải nhiệt tại Hải Phòng ở đâu chính hãng, giá rẻ?

Đồ án tháp giải nhiệt là gì? Tìm đồ án tháp giải nhiệt ở đâu?

Đồ án tháp giải nhiệt là gì? Tìm đồ án tháp giải nhiệt ở đâu?

Cách tính chọn và phần mềm tính chọn tháp giải nhiệt

Cách tính chọn và phần mềm tính chọn tháp giải nhiệt

Nơi bán tháp giải nhiệt ở Hà Nội giá rẻ

Nơi bán tháp giải nhiệt ở Hà Nội giá rẻ

Ưu, nhược điểm của tháp giải nhiệt BAC

Ưu, nhược điểm của tháp giải nhiệt BAC

Tìm hiểu ưu điểm của tháp giải nhiệt Carrier

Tìm hiểu ưu điểm của tháp giải nhiệt Carrier

Cấu tạo, ưu điểm và lưu ý Tháp tản nhiệt PCE

Cấu tạo, ưu điểm và lưu ý Tháp tản nhiệt PCE

Nguyên nhân và cách khắc phục triệt để Sự cố tháp giải nhiệt

Nguyên nhân và cách khắc phục triệt để Sự cố tháp giải nhiệt

Mã HS tháp giải nhiệt là gì? Cách tra cứu mã HS tháp giải nhiệt

Mã HS tháp giải nhiệt là gì? Cách tra cứu mã HS tháp giải nhiệt

Gọi ngay
Gọi ngay
Messenger
Messenger
Zalo
Zalo
Bản đồ
Bản đồ