Cách tính toán thiết kế tháp giải nhiệt phù hợp với nhu cầu
Nội dung chính [ Ẩn ]
Tháp giải nhiệt hiện nay đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất của nhà máy, xưởng sản xuất...Vì vậy, để sở hữu thiết bị này người dùng cần phải tính toán thiết kế tháp giải nhiệt. Nhằm mục đích tiết kiệm chi phí, thời gian đổi trả và lắp đặt khi không phù hợp.
Tại sao cần tính chọn tháp giải nhiệt trước khi mua?
Cần tính chọn tháp giải nhiệt trước khi mua
Dùng thiết bị làm mát là một giải pháp tối ưu cho các doanh nghiệp. Nên trước khi quyết định mua sản phẩm nào người dùng cần có những tính toán sao cho phù hợp để có thể chọn ra thiết bị tốt nhất.
Với các thông số kỹ thuật phù hợp nhất. Nhằm đáp ứng được nhu cầu tối đa làm mát hạ nhiệt cho trang thiết bị trong doanh nghiệp.
Cần phải biết cách tính chọn tháp giải nhiệt để không gây tốn kém, mất thời gian hay lãng phí tiền của. Nếu chọn một model có công suất lớn cho một doanh nghiệp vừa và nhỏ. Gây lãng phí nguyên liệu nước đầu vào, lãng phí tiền đầu tư ban đầu.
Nhưng nếu chọn tháp tròn có công suất nhỏ so với nhu cầu sử dụng. Khiến thiết bị này phải làm việc quá tải dẫn đến hỏng hóc, thậm chí có thể làm quá trình sản xuất bị ngưng trệ.
||Tham khảo thêm: Tháp giải nhiệt Rinki có tốt không? Có nên mua hay không?
Tính toán thiết kế tháp giải nhiệt như thế nào?
Để lựa chọn và lắp đặt tháp giải nhiệt chính xác, người dùng trước khi chọn mua cần biết cách tính chọn tháp giải nhiệt ít nhất 3 phần: công suất của tháp, lựa chọn máy bơm, tính thể tích của bể.
Tính công suất
Cách tính công suất của thiết bị giảm nhiệt
Để chọn cho doanh nghiệp của mình một sản phẩm chất lượng, phù hợp với nhu cầu. Trước tiên người dùng phải biết hệ thống máy trong nhà xưởng có công suất tỏa nhiệt là bao nhiêu?
Để xác định được công suất tỏa nhiệt có thể thông qua một các khá đơn giản. Đó là xác định nhiệt độ của nước trước khi đưa vào hệ thống và nhiệt độ của nước sau khi ra khỏi hệ thống cộng với lượng nước vào và ra.
Khi có đủ các thông số trên bạn có thể áp dụng công thức tính công suất tỏa nhiệt dưới đây:
Q = C*M*(T2-T1)
Trong đó:
- Q là công suất tỏa nhiệt
- C: nhiệt dung riêng của nước
- M: khối lượng của nước
- T2, T1: nhiệt độ nước sau trừ đi nhiệt độ ban đầu.
Dựa vào công thức này từ đó có thể tính toán thiết kế tháp giải nhiệt. Kết hợp với các yếu tố nhiệt độ môi trường, điều kiện mặt bằng và sự quan trọng của hệ thống.
Để từ đó xác định được công suất cần có nhằm đáp ứng được nhu cầu của hệ thống máy móc sản xuất trong nhà xưởng.
Chọn máy bơm phù hợp
Máy bơm nước cần phải lựa chọn phù hợp giúp nước đưa vào tháp nhanh đảm bảo quá trình hoạt động. Khi lựa chọn người dùng cần xác định 2 yếu tố là lưu lượng của bơm nước và áp suất của bơm.
Áp suất của máy bơm và lưu lượng nước trên máy bơm có tỷ lệ nghịch biến với nhau. Nếu lưu lượng máy bơm cao thì áp suất sẽ thấp và ngược lại.
Chọn máy bơm phù hợp với thiết bị làm mát
Như vậy để chọn máy bơm phù hợp cho thiết bị tản nhiệt được xác định thông qua tháp mà bạn chọn lựa cho doanh nghiệp của mình. Lưu lượng của máy bơm được xác định thông qua thiết bị của bạn chọn thuộc loại công suất nhỏ, vừa hay lớn.
Áp suất máy bơm được xác định qua vị trí giữa bơm và tháp. Đường ống nước bơm vào tháp cần có kích thước và đường đi ra sao.
Khi xác định được những yếu tố này, người dùng sẽ chọn lựa được cho mình máy bơm nước cần thiết cho tháp giải nhiệt của mình.
||Xem thêm: Hệ thống Chiller là gì? Cấu tạo Chiller giải nhiệt nước
Tính toán thể tích của bể trung gian
Dù thiết bị giải nhiệt của bạn thuộc thương hiệu nào hay có công suất nhỏ hoặc lớn. Người dùng đều cần phải xác định thể tích của bể trung gian.
Khi đã xác định được thể tích của bể này yêu cầu phải chọn bể lớn hơn một thể tích. Điều này sẽ đảm bảo tính liên tục của hệ thống bơm và khả năng tuần hoàn, làm mát trong hệ thống.
Cách tính toán thiết kế tháp giải nhiệt chuẩn xác
Thể tích của bể Vmin được tính theo thể tích của đường ống và công suất làm mát trong hệ thống. Công thức tính thể tích của bể trung gian như sau:
Vmin = 6.5*Q + Vdo (lít)
Trong đó:
- Q là công suất làm mát của hệ thống (đơn vị KW)
- Vdo là thể tích của đường ống.
Như vậy, với những cách tính toán thiết kế tháp giải nhiệt trên sẽ giúp bạn chọn được cho mình thiết bị chất lượng, phù hợp với nhu cầu sử dụng làm mát của doanh nghiệp. Qua đó ta cũng thấy được tầm quan trọng của thiết bị trong hoạt động sản xuất để mang đến những sản phẩm chất lượng nhất.
Hỏi Đáp