Quy trình vận hành máy sấy khí an toàn và đúng cách

1026 lượt xem 2
 Hiện nay, tại các doanh nghiệp có sử dụng hệ thống khí nén, máy sấy khí đóng vai trò vô cùng quan trọng để đảm bảo chất lượng cho nguồn khí đầu ra tốt nhất. Chính vì thế, việc vận hành máy sấy khí đúng cách rất cần thiết để đảm bảo an toàn, hiệu quả cho người dùng. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn nắm rõ quy trình vận hành máy sấy khí đúng cách, an toàn và hiệu quả nhất. 

Một số thông tin cơ bản nhất về máy sấy khí

Máy sấy khí công nghiệp hay còn được gọi là máy sấy không khí, máy sấy khô khí nén. Tên tiếng Anh của máy sấy khí là Air Dryer. Đây là một thiết bị chuyên dụng trong hệ thống máy nén khí, có chức năng làm sạch và khô khí nén hiệu quả. Thiết bị vận hành để đảm bảo chất lượng cho nguồn khí nén đầu ra tốt nhất. 

vận hành máy sấy khí

Máy sấy khí đóng vai trò quan trọng trong hệ thống khí nén

Hiện nay, trên thị trường gồm 2 loại dòng máy sấy khí phổ biến là: 

  • Máy sấy khí hấp thụ: Máy sẽ sử dụng những hạt hút ẩm sấy khô không khí nén cho hệ thống. 
  • Máy sấy khí kiểu làm lạnh: Đảm nhiệm vai trò làm khô khí nén. Dòng máy này được ưu tiên sử dụng cho các hệ thống khí nén không yêu cầu quá cao về độ khô khí nén. 

Tại sao cần vận hành máy sấy khí đúng cách?

Đối với bất kỳ một thiết bị, máy móc nào thì việc vận hành đúng cách cũng cực kỳ quan trọng. Không ngoại lệ, việc vận hành máy sấy khí đúng cách giúp đảm bảo chất lượng công việc, năng suất mà còn giúp thiết bị hoạt động ổn định, bền bỉ theo thời gian. 

Vậy nên, việc vận hành máy sấy khí theo đúng quy định, khuyến cáo của nhà sản xuất là điều mà bất kỳ người dùng nào cũng cần quan tâm trong quá trình sử dụng thiết bị này. 

Việc vận hành sai cách sẽ dẫn đến các hư hỏng, máy không đảm bảo nhu cầu cung cấp khí nén khô, sạch cho các thiết bị, máy móc cần sử dụng. Thậm chí, nguy hiểm hơn cả là tình trạng cháy nổ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc, đời sống của con người. 

Hướng dẫn sử dụng, vận hành máy sấy khí đúng cách

Dưới đây là quy trình vận hành máy sấy khí an toàn, được các chuyên gia khuyến cáo mà bạn nên tuân thủ. 

vận hành máy sấy khí

Tuân thủ quy trình vận hành máy sấy khí an toàn

Lắp đặt máy sấy khí nén 

Trước tiên, việc lắp đặt máy sấy khí nén cần được thực hiện bởi nhân viên kỹ thuật đã có kinh nghiệm, am hiểu về thiết bị. Bởi việc lắp đặt máy sấy khí cần đảm bảo tính chính xác rất cao. Một số chú ý khi lắp đặt thiết bị này mà người dùng cần đặc biệt lưu tâm như sau:

  • Khi lắp đường ống cần lắp xuôi theo hướng lưu thông của khi sau khi đã kiểm tra chính xác được cửa vào - ra của máy sấy khí. Vì nếu lắp ngược máy sấy khí thì thiết bị sẽ không hút ẩm được, dễ phát sinh các trục trặc, sự cố gây hỏng hóc. 
  • Thiết kế, lắp một hệ thống dẫn nước riêng cho nước được thải ra từ cửa ra máy.
  • Dùng thêm van vòng khi lắp đường ống dẫn để khi máy sấy bị hỏng, việc sửa chữa, khắc phục cũng dễ dàng hơn. 
  • Lắp thêm bệ đỡ bên dưới ống dẫn khí tránh hiện tượng rung động làm thay đổi vị trí các ống dẫn khí hệ thống làm việc.
  • Thiết kế, lắp cẩn thận để các chấn động, khí nóng của máy nén khí trong cùng hệ thống không làm ảnh hưởng đến hoạt động của máy sấy khí.
  • Cân nhắc đến độ bền của đường ống như hiện tượng bị rỉ sét để sử dụng thêm các hệ thống mạ kẽm đảm bảo thời gian sử dụng lâu dài hơn. 

Thực hiện chạy thử máy sấy khí 

Sau khi lắp ráp xong máy sấy khí, người dùng cần tiến hành chạy thử để đảm bảo quá trình máy sấy khí vận hành ổn định và hiệu quả. Trong quá trình trình chạy thử máy sấy khí, cần chú ý đến một số hạng mục quan trọng sau: 

  • Kiểm tra hệ thống đường ống dẫn khí nén được lắp ráp đạt chuẩn chưa; nguồn điện cung cấp hoạt động ổn định, đúng thông số hay phát sinh trục trặc, sự cố bất thường nào khác.
  • Kiểm tra van tại các hệ thống ống dẫn có đóng, mở bình thường được hay không.
  • Đánh giá áp suất khí nén xem có ổn định không.
  • Kiểm tra công suất cầu chì, công suất của thiết bị ngắt dùng mắc điện có phù hợp công suất được chỉ định của máy hay không.
  • Đánh giá tình trạng hoạt động của hệ thống ống thoát khí  bộ lọc và bình nhận khí.

Một cách tổng quát, trước khi vận hành máy sấy khí người dùng cần tiến hành kiểm tra tất cả bộ phận cấu thành nên hệ thống. Đảm bảo linh kiện hoạt động bình đường, đảm bảo hiệu quả công việc. 

Trong trường hợp phát hiện ra những biểu hiện bất thường, bạn cần liên hệ các đơn vị sửa chữa uy tín để được hỗ trợ khắc phục kịp thời. 

Quy trình sử dụng, vận hành máy sấy khí

Quá trình vận hành máy sấy khí sẽ được thực hiện tuần tự theo các bước như sau:

  • Bước 1: Nguồn bật sáng tức là máy đã bắt đầu vận hành. Sau khi chạy, nếu đo áp suất trong khoảng 3,5 – 4,5 có nghĩa là thiết bị đang làm việc hoàn toàn bình thường.

Còn trường hợp áp suất không nằm trong giới hạn trên tức là thiết bị đang gặp vấn đề. Bạn cần ngừng máy ngay để tiến hành kiểm tra hoặc liên hệ cho các trung tâm uy tín sửa chữa thiết bị này.

  • Bước 2: Khi máy hoạt động được 5 phút, bạn có thể thổi dần khí nén vào máy thực hiện quá trình làm khô không khí. Bạn nên thực hiện việc này một cách từ từ. Bởi khi thổi khí nén, nếu mở toàn bộ các van của máy sấy khí thì các bộ phận bên trong sẽ rất dễ bị hư hỏng bởi ảnh hưởng từ độ ẩm.

Chú ý: Trong trường hợp bị mất điện hoặc máy bị ngắt đột ngột. Muốn vận hành máy sấy khí tiếp thì bạn nên đợi khoảng 5, 10 phút cho hệ thống có thể quay trở lại với mức nhiệt độ bình thường. Còn trong trường hợp muốn dừng máy trên một ngày thì hãy đảm bảo tháo hết nước cứng còn ở bên trong.

Tiến hành kiểm tra máy sấy khí thường xuyên

Tương tự các thiết bị khác, máy sấy khí cũng cần được kiểm tra thường xuyên để đảm bảo khả năng làm việc cũng như độ bền cho máy. Dưới đây là một số hạng mục người dùng cần tiến hành kiểm tra cho máy sấy khí. 

  • Kiểm tra bộ phận nối ống có bị rò rỉ không? Trong trường hợp sử dụng lâu ngày, ống nối bị rò rỉ, tránh tình trạng thất thoát khí nén thì người dùng cần nhanh chóng tiến hành thay thế đường ống dẫn nối mới.
  • Kiểm tra khả năng vận hành ống thoát nước, xem nước cứng và khí nén có hoạt động bình thường ổn định không?
  • Đồng thời, mỗi tháng người dùng cũng cần làm sạch các ống thoát của khí nén, thoát nước hình chữ U đảm bảo các bộ phận không bị vỡ ống, tắc nghẽn trong quá trình thiết bị làm việc. 
  • Thường xuyên tiến hành vệ sinh làm sạch các loại bụi bẩn, tạp chất phủ lên các bộ phận của thiết bị và tụ điện. Kiểm tra hệ thống làm mát duy trì ổn định cho mức nhiệt độ bên trong và cửa khí vào. Thời gian vệ sinh cho các chi tiết nên thực hiện ít nhất 2 tuần/ lần.

Một số lỗi thường gặp khi vận hành máy sấy khí

Trong quá trình vận hành máy sấy khí, không tránh khỏi việc xảy ra các sự cố, trục trặc không mong muốn. Tìm hiểu những lỗi thường gặp khi sử dụng, vận hành máy sấy khí nén sẽ giúp thiết bị hoạt động ổn định, hiệu quả và kịp thời khắc phục được sự cố. 

vận hành máy sấy khí

Tìm hiểu một số lỗi thường gặp khi vận hành máy sấy khí

Máy sấy khí nén không tách được nước ra khỏi khí nén

Thực tế, có khá nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Một số nguyên nhân chủ đạo như sau: 

Do đường ống dẫn khí được bố trí không phù hợp.

Nguyên nhân có thể do: 

  • Do van bypass của thiết bị chưa được đóng hết
  • Luồng khí nén không đi qua máy sấy khí dẫn đến máy sấy không thực hiện được việc tách được nước ra khỏi khí nén
  • Van xả nước tự động của máy sấy khí bị nghiêng làm cho nước bị ngưng tụ rồi chảy ngược vào trong máy. 
  • Bộ phận ống xả cao của thiết bị cao hơn bộ phận van xả nước

Lưu lượng khí nén máy nén khí sinh ra lớn hơn lưu lượng máy sấy khí

Lưu lượng khí nén của máy nén khí sinh ra lớn hơn lưu lượng của máy sấy khí vậy nên máy sấy khô khí nén không thể sấy kịp được hết nguồn khí nén đưa vào trong máy. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khí nén đầu vẫn chứa nhiều hơi nước

 Hệ thống xả nước máy sấy khí bị hỏng

  • Van xả nước bị tắc, hoặc có thể bị hỏng dẫn đến tình trạng nước bị đọng ở trong cần được vệ sinh hoặc kịp thời thay mới.
  • Phía trước bộ phận của van xả nước không được mở hết. Lúc này, hãy kiểm tra van xả nước đã mở hoàn toàn được chưa chưa. Tiến hành vệ sinh cho van xả thường xuyên tránh xảy ra tình trạng bị tắc nghẽn. 

Máy sấy khí dù được cung cấp nguồn điện nhưng vẫn không hoạt động

Đây là lỗi khá thường gặp trong quá trình sử dụng máy sấy khí. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Cụ thể như: 

Điện áp cung cấp cho máy sấy khí không đảm bảo

Mỗi dòng máy sẽ có yêu cầu riêng về nguồn điện. Có thể nguồn điện cung cấp cho thiết bị không đảm bảo đúng theo yêu cầu của hãng sản xuất khuyến cáo. Cụ thể là quá thấp hoặc quá cao đều không phù hợp. 

Ví dụ thiết bị yêu cầu sử dụng nguồn điện áp 380V nhưng lại được sử dụng nguồn điện áp 220V. Máy sấy khí lúc này sẽ không hoạt động ổn định được.  

Tiếp điểm của mạch điện bị hỏng

Bạn cần tiến hành kiểm tra tất cả tiếp điểm của mạch điện. Nếu tiếp điểm nào bị hỏng thì cần nhanh chóng nối lại ngay. Việc kiểm tra này cũng cần đảm bảo tính an toàn bằng cách sử dụng những loại thiết bị chuyên dụng. 

Rơ le nhiệt bị hư hỏng

Rơ le nhiệt độ có chức năng giúp đảm bảo máy và nguồn khí nén đạt mức độ nhiệt ổn định. Trong trường hợp nếu nhiệt độ quá cao hay quá thấp cũng đều khiến rơle bị ngắt. Theo đó, điều này sẽ dẫn đến tình trạng máy sấy khí không hoạt động. Nếu Rơ le bị hư hỏng, không có  khả năng kích hoạt, cần được thay thế Rơ le mới. 

Rơ le áp suất bị hư hỏng

Cũng giống Rơ le nhiệt độ, nếu Rơ le áp suất bị hỏng, không còn khả năng kích hoạt thì máy sẽ không thể tiếp tục hoạt động. Đối với nguyên nhân này, bạn cũng cần thay thế rơ le áp suất mới để máy tiếp tục hoạt động bình thường. 

 Đồng hồ nhiệt độ bay hơi báo mức không bình thường

Trong quá trình vận hành máy sấy khí, nếu phát hiện ra lỗi đồng hồ nhiệt độ bay hởi chỉ mức không bình thường. Lúc này, bạn hãy xác định nguyên nhân mà máy có thể đang gặp phải như sau:

  •  Nhiệt độ điểm sương quá cao: Hãy nhanh chóng hiệu chỉnh van điều tiết khí ga nóng để xử lý vấn đề này.
  • Nhiệt độ ở môi trường hoặc nhiệt độ khí vào quá thấp: Trong trường hợp này, hãy tắt máy ngay khi thấy nhiệt độ môi trường xuống dưới 2 độ C.
  • Khí bị bẩn, hệ thống thông gió hoạt động không tốt: Hãy chú ý chọn vị trí lắp đặt máy sấy khí phù hợp cải thiện thông gió trong phòng đặt máy nén khí và máy sấy khí.
  • Ga lạnh bị rò rỉ làm giảm hiệu suất làm lạnh: Hãy khắc phục bằng cách bơm đầy đủ khí ga lạnh cho máy kịp thời. 

Trên đây là hướng dẫn vận hành máy sấy khí mà người dùng cần nắm vững khi sử dụng thiết bị này để đảm bảo hiệu suất, an toàn và bền bỉ. Mọi thông tin cần tư vấn, chọn mua các thiết bị máy sấy khí chính hãng quý khách vui lòng liên hệ hotline: 0987 661 782 để nhận được báo giá tốt nhất từ nhân viên của Sàn thương mại Hoàng Liên.

Hỏi Đáp

Tin tức máy sấy khí

Tin tức máy sấy khí

Xem tất cả »
Giải đáp: Có nên đầu tư máy sấy khí Swan không?

Giải đáp: Có nên đầu tư máy sấy khí Swan không?

[ Tìm hiểu ] Van xả máy nước sấy khí là gì? Cấu tạo và nguyên lý làm việc

[ Tìm hiểu ] Van xả máy nước sấy khí là gì? Cấu tạo và nguyên lý làm việc

Phụ kiện máy sấy khí gồm những gì? Vai trò mà bạn nên biết!

Phụ kiện máy sấy khí gồm những gì? Vai trò mà bạn nên biết!

Máy sấy khí PSI của nước nào? Có nên mua không? 

Máy sấy khí PSI của nước nào? Có nên mua không? 

[ Bạn đã biết ] Quy trình bảo dưỡng máy sấy khí hiệu quả

[ Bạn đã biết ] Quy trình bảo dưỡng máy sấy khí hiệu quả

Máy sấy khí Sullair của nước nào? Có nên mua không?

Máy sấy khí Sullair của nước nào? Có nên mua không?

Giới thiệu đôi nét về máy sấy khí Puma. Những ưu điểm nổi bật

Giới thiệu đôi nét về máy sấy khí Puma. Những ưu điểm nổi bật

Giải đáp: Hs code máy sấy khí là gì? Bạn đã biết chưa?

Giải đáp: Hs code máy sấy khí là gì? Bạn đã biết chưa?

[Bạn có biết ] Máy sấy khí Hankison là thương hiệu của nước nào?

[Bạn có biết ] Máy sấy khí Hankison là thương hiệu của nước nào?

Gọi ngay
Gọi ngay
Messenger
Messenger
Zalo
Zalo
Bản đồ
Bản đồ