Tìm hiểu về nguyên lý và cấu tạo máy sấy khí nén
Nội dung chính [ Ẩn ]
Máy sấy khí nén là gì?
Máy sấy khí nén có vai trò quan trọng trong hệ thống khí nén
Máy sấy khí nén là một thiết bị chuyên dụng quan trọng trong mỗi hệ thống máy nén khí. Đặc biệt là trong những nhà máy, hệ thống máy nén khí công nghiệp. Thiết bị thực hiện chức năng tách hơi nước có trong không khí trước khi được đưa vào hệ thống nén khí. Từ đó đảm bảo nguồn không khí chất lượng đầu ra tốt nhất.
Cấu tạo và nguyên lý làm việc máy sấy khí nén
Trên thị trường hiện nay, máy sấy khí gồm 2 loại máy sấy khí nén lạnh và máy sấy khí hấp thụ. Tùy theo từng loại, chúng có cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động rất khác nhau. Cụ thể như sau
Máy sấy khí nén lạnh
Cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy sấy khí làm lạnh
Máy sấy khí nén lạnh được sử dụng tách hơi nước ra khỏi không khí. Dòng máy sấy khí nén này thường sử dụng hạt hút ẩm để thực hiện quá trình này.
-
Cấu tạo của máy sấy khí nén lạnh
Cấu tạo máy sấy khí nén lạnh gồm các bộ phận như sau:
- Bộ điều khiển áp suất
- Đường khí nén đi vào
- Xả nước tự động
- Dàn ngưng, dàn trao đổi khí nén với khí gas óng
- Dàn trao đổi nhiệt khí nén với gas lạnh
- Đường khí nén ra ngoài
- Máy nén gas lạnh
- Quạt làm mát cho dàn trao đổi nhiệt và mặt điều khiển
-
Nguyên lý máy sấy khí nén lạnh
Khí được nén áp lực, độ ẩm và nhiệt độ cao được đi từ thiết bị máy nén khí sang máy sấy khí qua đường khí nén. Tiếp đó, khí nén đi qua giàn trao đổi nhiệt sẽ được làm mát sơ bộ bằng dòng khí nén được sấy khô. Khí sau khi đã được làm sạch, khí nén đi qua giàn trao đổi nhiệt khí nén với khí gas làm chuyển động đảo chiều đường ống dẫn môi chất gas lạnh (có nhiệt độ hóa sương dao động từ 3 đến 8 độ C) làm hơi nước trong khí nén ngưng tụ.
Những loại tạp chất như bụi bẩn, nước, dầu.. nhanh chóng được tách, xả ra ngoài thông qua van xả nước ngưng tự động. Phần khí nén sau khi được làm sạch, nhiệt độ thấp đi quan giàn nóng được sấy khô triệt để. Sau đó, nhiệt độ không khí được nâng lên mức 10 đến 15 độ C trước khi đưa vào sử dụng.
Máy sấy khí hấp thụ
Hiểu rõ về cấu tạo, nguyên lý vận hành của máy sấy khí hấp thụ
Cách hoạt động máy sấy khí hấp thụ tương tự như điều hòa, tủ lạnh với tác dụng tách hơi nước thoát khỏi khí nén.
Cấu tạo của máy sấy khí nén hấp thụ
Máy sấy khí nén hấp thụ có cấu tạo đơn giản hơn gồm các bộ phận như sau:
- Các loại van: Van xả khí, van một chiều cửa xả khí, van khí nén đầu vào, van một chiều tái sinh.
- Phụ tùng giảm thanh.
- Tháp hấp thụ có chứa hạt hút ẩm.
Nguyên lý vận hành máy sấy khí nén hấp thụ
Máy sấy khí hấp thụ sử dụng các chất hấp thụ. Phổ biến là hạt silica gel hoặc các hạt có tính hấp thụ cao có khả năng hấp thụ được hơi nước và một số thành phần khí tạp.
Với máy sấy khí hấp thụ thường sẽ được trang bị thêm hai bình chứa riêng biệt gồm bình để chứa chất sấy khô và bình tái tạo khả năng hấp thụ hơi nước.
Trong quá trình thiết bị vận hành, khí nén ngay khi đi ra khỏi máy nén khí được đưa vào bình thứ 1 chứa chất sấy khô và các chất hấp thu nước. Lúc này, lượng hơi ẩm trong khí nén kết hợp với các chất hấp thụ để tạo thành những giọt nước lắng xuống đáy bình. Sau đó, tiếp tục đi theo đường dẫn ra ngoài bằng van xả đáy, còn phần khí nén sạch và khô đi theo cửa ra bình chứa để cung cấp cho các thiết bị khác sử dụng.
Sau một thời gian sử dụng, chất sấy khô dần bị bão hòa và không còn đủ khả năng để hấp thụ hơi nước. Lúc đó, bình tái tạo khả năng hấp thụ hơi nước hoạt động để loại bỏ toàn bộ nước đã hấp thu trong chất làm khô. Đây là quá trình tái sinh lại các chất làm khô.
Quá trình tái sinh sẽ được thực hiện song song cùng quá trình sấy khô khí nén. Hai bình làm việc song song nhau, nếu bình 1 thực hiện nhiệm vụ sấy nén thì bình 2 thực hiện vào quá trình tái sinh, và ngược lại.
Một số lưu ý khi lắp đặt và sử dụng máy sấy khí nén
Dưới đây là một số lưu ý khi lắp đặt và sử dụng máy sấy khí nén người dùng cần biết để đảm bảo chất lượng tốt nhất. Đồng thời nâng cao độ bền và hạn chế phát sinh gây hư hỏng máy.
Chú ý quan trọng khi sử dụng máy sấy khí
- Hãy đảm bảo việc lắp đặt máy sấy khí đúng tiêu chuẩn. Chọn địa hình để mặt máy tại những khu vực bằng phẳng, khô ráo và có đủ diện tích để chỉnh sửa khi cần.
- Tránh đặt máy sấy khí nén tại khu vực độ kiềm cao dễ gây tình trạng han gỉ và hao mòn. Đồng thời tạo khoảng cách đủ để rung động cũng như nhiệt độ tỏa ra từ máy nén khí không làm ảnh hưởng đến máy sấy khí.
- Đảm bảo đường ống được lắp ráp đúng kỹ thuật, kiểm tra cửa ra vào và lắp đường ống xuôi theo chiều khí nén. Đồng thời, cần lắp hệ thống thoát nước cho van xả nước máy sấy khí.
- Đối với loại máy sấy khí hấp thụ, tiến hành lắp máy lọc nước, bẫy nước và bộ lọc dầu để làm sạch các tạp chất trong không khí trước khi đưa vào máy sấy khí nén.
Ngoài ra, trong quá trình sử dụng cần kiểm tra, vệ sinh bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo máy sấy khí luôn vận hành ổn định.
Việc hiểu rõ nguyên lý và cấu tạo máy sấy khí nén rất hữu ích trong quá trình vận hành cũng như nâng cao chất lượng và độ bền cho máy. Ngoài ra, nếu cần được tư vấn chi tiết hơn về các thiết bị máy sấy khí nén phù hợp cho nhu cầu sử dụng cho doanh nghiệp, quý khách có thể liên hệ với Sàn thương mại Hoàng Liên qua hotline để được hỗ trợ tốt nhất.
Hỏi Đáp