Hướng dẫn cách chỉnh áp suất máy nén khí

1216 lượt xem 2
Nếu như lượng khí nén đầu ra có áp suất đầu ra quá cao hoặc quá thấp có thể ảnh hưởng tới quá trình vận hành của nhiều loại máy móc. Chính vì vậy nên điều chỉnh áp suất máy nén khí cao áp là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách chỉnh áp suất máy nén khí. Hãy cùng chúng tôi tham khảo những chia sẻ sau đây để hiểu rõ hơn về cách hiệu chỉnh áp suất máy nén khí.

Áp suất máy nén khí là gì?

Quý vị chắc đã không còn xa lạ gì với máy nén khí nữa. Đây là thiết bị chuyên dụng có khả năng tạo ra nguồn khí nén lớn nhờ nguyên lý thay đổi thể tích để cung cấp cho các thiết bị cần khí nén.

cách chỉnh áp suất máy nén khí công nghiệp

Điều chỉnh áp suất để đảm bảo áp suất khí nén luôn ở mức ổn định

Cụ thể, không khí có áp suất thấp bên ngoài được đưa vào máy nén khí để tiến hành nén khí. Piston trong buồng nén sẽ di chuyển lên xuống liên tục để làm giảm thể tích khí, khi đó áp suất khí sẽ tăng. Khi mà áp suất khí nén cao hơn áp suất nước ngưng thì đạt tiêu chuẩn, được đưa ra khỏi buồng nén để đi đến bình chứa khí đi cung cấp cho các thiết bị cần thiết.

Tại đây ta có thể thấy, áp suất máy nén khí chính là áp suất của dòng khí nén do máy nén tạo ra. Độ mạnh yếu của áp suất ảnh hưởng không hề nhỏ đến các thiết bị sử dụng khí nén cũng như chính máy nén khí.

>>> Xem thêm: Khí nén là gì? Những ứng dụng quan trọng của nó với cuộc sống

Vì sao cần điều chỉnh áp suất máy nén khí?

Thông thường, áp suất máy nén khí của mỗi máy sẽ có định mức riêng. Nhưng trong quá trình vận hành vì một số nguyên nhân lượng khí nén quá cao, quá thấp, không ổn định. Điều đó có thể ảnh hưởng đến chất lượng của máy nén không khí nói riêng cũng như của hệ thống thiết bị sử dụng chung nguồn cung khí nén. Cụ thể, nếu như áp suất máy nén khí quá thấp khiến cho khí nén không đủ áp, thì năng lượng khí nén không mạnh. Ví dụ như các công việc như xịt bụi, xì khô xe,... sẽ không hiệu quả do khí nén yếu. Nhưng nếu như áp suất khí quá cao, vượt ngưỡng cho phép có thể dẫn đến sự cố nguy hiểm như phát nổ, hư hỏng thiết bị sử dụng khí nén,...

cách chỉnh áp suất của máy nén khí

Máy nén khí cần được điều áp cho phù hợp

Vì một số nguyên nhân sau mà chúng ta cần lưu ý để tiến hành điều chỉnh áp suất khí nén kịp thời:

  • Nhiều thiết bị cùng lúc sử dụng nguồn cung khí nén nên máy không thể đáp ứng đủ nhu cầu. Khi đó chúng ta cần phải tiến hành điều chỉnh áp suất khí nén.
  • Máy bị rò rỉ khiến cho khí nén thất thoát làm cho áp suất khí bị giảm xuống, không đủ định mức cấp cho các thiết bị khác.
  • Máy bơm hơi khí nén quá cũ, chất lượng bị giảm suất không thể đáp ứng được nhu cầu về nguồn cấp khí nén cho cả hệ thống.

Điều chỉnh áp suất máy nén khí

Để điều chỉnh áp suất trong máy nén khí chúng ta có thể sử dụng một số cách khác sau:

Chỉnh áp suất máy bơm hơi khí nén bằng rơ le

Chỉnh áp suất máy nén khí bằng rơ le là một trong những phương thức phổ biến nhất hiện nay. Để có thể chỉnh được áp suất theo phương thức này thì chúng ta cần phải hiểu về rơ le máy nén khí đã.

Rơ le máy nén khí là gì?

Rơ le áp suất trong máy nén khí có vai trò rất quan trọng, là loại thiết bị chuyển đổi các tín hiệu áp suất thành tín hiệu đóng cắt của tiếp điểm điện ON – OFF. Cho khả năng điều khiển và bảo vệ áp lực khí nén. Vì vậy mà máy nén cho khả năng tự động tắt bật khi máy đạt đến ngưỡng áp suất đã cài đặt sẵn.

cách chỉnh áp suất máy nén không khí

Rơ le của máy nén khí

Cụ thể, rơ le trong máy nén khí có nhiệm vụ giám sát mức độ áp suất khí lớn nhất hoặc là nhỏ nhất của máy nén khí vào trong bình chứa khí. Tín hiệu tại đầu ra NO/NC (điểm thường mở/điểm thường đóng) sẽ được truyền trực tiếp đến thiết bị điều khiển máy nén khí. Khi áp suất của máy nén vượt ngưỡng đã được thiết lập trước thì rơ le áp máy nén khí lập tực ngắt đầu bơm, máy nén khí lập tức dừng hoạt động mà không cần tới sự tác động từ con người.

Cách chỉnh áp suất máy nén khí bằng rơ le

Tại những chiếc máy nén khí piston thì rơ le nằm tại hộp điện gắn trên thân bình tích áp. Cho nên việc điều chỉnh áp suất trên máy nén khí không quá phức tạp. Chúng ta sử dụng tua vít để mở hộp điện trên máy. Khi đó chúng ta sẽ thấy một con ốc vặn xung quanh có ký hiệu tăng giảm. Sau đó chúng ta xả khí nén đến mức áp suất muốn thay đổi thì dừng lại. Lưu ý, trong quá trình xả khí cần theo dõi đồng hồ đo áp để nắm được mức áp suất cần thay đổi. Ấn nút công tắc rơ le xuống. Dùng tua vít để điều chỉnh rơ le theo chiều kim đồng hồ đến khi nghe thấy tiếng tạch, công tắc bật lên là được.

Làm tương tự với chiều xoay rơ le ngược chiều kim đồng hồ sẽ là giảm áp.

cách chỉnh áp suất máy bơm khí

Mở hộp điện để để tiến hành hiệu chỉnh rơ le

Hầu hết các model máy nén không khí đều được mặc định sẵn là áp lực 7 bar. Tuy nhiên nếu như bạn không dùng đến 7 bar thì nên hạn xuống để tiết kiệm điện năng. Một số ít máy nén khí hai cấp sẽ để áp suất khí nén lên tới 12 bar do được nén khí 2 lần.

Điều chỉnh áp thông qua van điều áp

Bên cạnh việc điều chỉnh áp suất khí nén bằng rơ le thì phương pháp điều chỉnh bằng van điều áp cũng rất phổ biến.

Khái lược về van điều áp máy nén khí

Van điều áp, van chỉnh áp, van áp suất hay van giảm áp,... là thiết bị quan trọng trên máy nén khí. Bộ phận này có nhiệm vụ đảm bảo áp suất đầu ra của khí nén không cao hơn áp suất đầu vào.

cách chỉnh áp suất máy bơm nén khí

Van điều áp máy nén khí

Một chiếc van chỉnh áp máy nén khí thường gồm có 2 bộ phận chính đó là đồng hồ đo áp và cụm chỉnh áp lực.

  • Đồng hồ đo áp: Gồm 1 núm điều chỉnh áp suất và mặt đồng hồ có các số cho khả năng hiển thị mức áp suất khí nén, giúp người dùng theo dõi áp suất khí dễ dàng hơn.
  • Cụm chỉnh áp: Có đường ren đẩy khí ra vào với nhiều kích cỡ chân ren khác nhau, phù hợp cho nhiều loại máy nén khí.Trong cụm chỉnh áp lại gồm có các khoang chứa, bộ phận trượt, đầu vặn gắn lò xo,...

Van điều áp khí nén vận hành dựa trên sự chênh lệch trọng lượng do nước tạo ra tại đĩa đệm, piston. Do tỉ lệ đường kính giữa piston và đĩa đệm là khác nhau cho nên sẽ sinh ra hai dao động trái ngược nhau.

Van điều áp sẽ dựa vào sự tác động của lò xo để tiến hành điều chỉnh áp suất đầu ra của khí nén. Khi piston bị tác động bởi áp lực lớn hơn và trọng lượng đối xứng sẽ làm cho cho van áp suất máy nén khí đóng và tạm ngừng hoạt động.

Nhờ bộ chỉnh áp khí nén mà áp suất khí nén luôn được đảm bảo, tương thích với nhiều máy móc, thiết bị sử dụng nguồn cung cấp khí nén.

Hiệu chỉnh áp suất máy nén khí bằng van điều áp

Tùy vào từng loại van mà máy sử dụng chúng ta sẽ có những cách điều chỉnh khác nhau cụ thể như sau:

hướng dẫn chỉnh áp suất máy nén khí

Van điều áp có nhiều loại khác nhau

Điều chỉnh áp suất không tải: nới lỏng đai ốc khóa trên, vặn bu lông (núm vặn) cùng chiều kim đồng hồ để điều chỉnh tăng áp máy nén khí. Ngược lại, khi bạn vặn bu lông ngược chiều kim đồng hồ sẽ làm giảm áp. Sau cùng siết chặt đai ốc là được.

Điều chỉnh áp có tải: nới đai ốc khóa dưới, vặn đai ốc điều chỉnh chênh lệch của áp lực theo chiều kim đồng hồ để giảm áp và ngược lại. Cuối cùng vẫn là siết chặt ốc.

Một số lưu ý khi hiệu chỉnh áp suất máy nén khí

Để đảm bảo máy nén khí có mức áp suất tốt nhất, phù hợp nhất thì trong quá trình điều chỉnh áp suất máy nén khí, người dùng cần lưu ý một số điểm sau đây.

cách chỉnh áp suất máy nén khí

Điều chỉnh áp suất máy nén khí ở mức phù hợp

  • Cài đặt áp suất máy nén khí phù hợp với công suất định mức của máy nén khí. Áp suất cài không được cao hơn áp suất định mức vì có thể gây ra nguy hiểm.
  • Đối với hiệu chỉnh áp suất rơ le, phải đảm bảo độ chênh lệch của rơ le. Độ chênh của rơ le chính là khoảng áp suất giữa áp suất ngắt tải và áp suất mở tải. Theo đó, mức chênh lệch phù hợp nhất nên từ 0.8-1 bar để đảm bảo khả năng vận hành tốt nhất. (mức chênh lệch càng thấp thì máy nén khí hoạt động càng liên tục).
  • Cài đặt áp suất máy nén khí thấp tốt hơn là cài đặt áp suất cao. Hầu hết các máy nén khí 1 cấp đều cài đặt sẵn mức áp suất 7 bar. Nhưng nếu bạn không cần áp suất cao, chỉ cần dùng áp suất từ 5 - 6 bar thì nên hạ áp xuống. Áp suất cao khiến lượng điện năng tiêu thụ cao hơn.
  • Đối với các dòng máy nén khí sử dụng điện áp 220V thì mức áp suất phổ biến nhất là từ 7 - 8 bar (kg/cm2). Trong khi đó, với những chiếc máy nén khí công nghiệp 3 pha sử dụng điện áp 380V thì áp suất cần hiệu chỉnh rơ le thường là 12bar (kg/cm2).
  • Trong quá trình hiệu chỉnh áp suất khí, người dùng cũng cần phải quan tâm đến lượng khí nén cần dùng để có thể thực hiện hiệu chỉnh phù hợp nhất, hạn chế tình trạng thiếu khí nén hoặc lãng phí nguồn khí nén, tiêu tốn điện năng không cần thiết.

Trên đây là một số thông tin khái lược về cách chỉnh áp máy nén khí. Việc chỉnh áp có ảnh hưởng lớn đến quá trình vận hành của máy nén khí cũng như các thiết bị sử dụng khí nén. Do đó chúng ta nên thường xuyên lưu ý tới đồng hồ để áp có thể điều chỉnh áp một cách nhanh chóng.

Hỏi Đáp

Tin tức máy nén khí

Tin tức máy nén khí

Xem tất cả »
Máy nén khí trong ngành điện tử ứng dụng ra sao?

Máy nén khí trong ngành điện tử ứng dụng ra sao?

[Hé lộ] | Dầu máy nén khí trục vít Shell có điểm gì nổi bật?

[Hé lộ] | Dầu máy nén khí trục vít Shell có điểm gì nổi bật?

Phớt máy nén khí không dầu: Phân loại và công năng

Phớt máy nén khí không dầu: Phân loại và công năng

Dầu dùng cho máy nén khí Piston: Cách lựa chọn sản phẩm phù hợp

Dầu dùng cho máy nén khí Piston: Cách lựa chọn sản phẩm phù hợp

Địa chỉ mua phụ kiện máy nén khí không dầu chính hãng

Địa chỉ mua phụ kiện máy nén khí không dầu chính hãng

Đánh giá TOP 3 máy nén khí không dầu 25 lít chính hãng, tốt nhất

Đánh giá TOP 3 máy nén khí không dầu 25 lít chính hãng, tốt nhất

Top model dòng máy nén khí Standard được ưa chuộng nhất năm 2022

Top model dòng máy nén khí Standard được ưa chuộng nhất năm 2022

Đánh giá máy nén khí Power Sonic nội địa Nhật chất lượng

Đánh giá máy nén khí Power Sonic nội địa Nhật chất lượng

Đánh giá chất lượng các thương hiệu máy nén khí đến từ Ấn Độ

Đánh giá chất lượng các thương hiệu máy nén khí đến từ Ấn Độ

Gọi ngay
Gọi ngay
Messenger
Messenger
Zalo
Zalo
Bản đồ
Bản đồ