Bơm thủy lực không lên áp? Nguyên Nhân và cách khắc phục

851 lượt xem 2

Bơm thủy lực là bộ phận vô cùng quan trọng giúp động cơ máy móc vận hành ổn định. Trong một số trường hợp, có những hư hỏng xảy ra dẫn đến bơm thủy lực yếu hoặc hư hỏng. Điều này vô tình làm gián đoạn quá trình làm việc của người thợ cũng như tiến độ công việc đã đề ra. Trong bài viết này, Sàn thương mại Hoàng Liên sẽ cung cấp đến mọi người thông tin về nguyên nhân, cách để khắc phục tình trạng bơm thủy lực không lên áp

Đôi nét về bơm thủy lực 

Bơm thủy lực được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp, thường được chia thành 3 loại chính là: bơm piston, bơm cánh gạt và bơm bánh răng. Đối với hệ thống thủy lực có công suất cao sẽ yêu cầu về lưu lượng cũng như áp suất lớn cần đến bơm piston. Còn máy móc hay bộ nguồn chỉ cần lưu lượng trung bình sẽ cần đến bơm cánh gạt hay bánh răng mới phù hợp.

Với từng loại bơm sẽ có những đặc điểm khác nhau cơ bản. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, đa số bơm thủy lực sẽ xảy ra tình trạng không lên áp. Tình trạng này theo các chuyên gia lý giải rằng đó là bởi bơm thủy lực hoạt động theo nguyên lý tăng giảm áp, nên khi bị rò rỉ sẽ dẫn đến tình trạng mất áp suất.

Bơm thủy lực là bộ phận không thể thiếu giúp máy móc hoạt động

Bơm thủy lực là bộ phận không thể thiếu giúp máy móc hoạt động 

Bơm bánh răng hay bơm piston còn được gọi với cái tên là bơm thể tích. Nhưng riêng bơm piston, do cấu tạo nên khi hoạt động sẽ dịch chuyển tịnh tiến suốt chiều dài khoang xi lanh. Điều này khiến xi lanh tăng giảm thể tích bất ngờ khiến áp suất cũng tăng hoặc giảm theo. Còn đối với bơm bánh răng lại khác, phần khoang ra hay khớp thể tích tăng lên sẽ khiến áp suất giảm và ngược lại. 

Cũng chính vì tăng giảm thể tích đã khiến cho bơm thủy lực cung cấp lưu lượng nhất định đến xilanh. Nhờ đó mà máy móc hoạt động để nâng hạ được những đồ vật lên đến cả trăm tấn. Được ứng dụng trong các công việc như múc đất đá khi khai thác quặng hoặc xây dựng cầu đường…. Nhưng nếu không sử dụng đúng cách sẽ dễ xảy sự cố khi vận hành. 

5 Nguyên nhân bơm thủy lực không lên áp 

Như đã nói ở trên, bơm thủy lực giữ vai trò cung cấp năng lượng đến hệ thống động cơ vận hành. Trường hợp bơm thủy lực không lên áp sẽ gây ảnh hưởng đến năng suất làm việc của máy móc. Muốn khắc phục triệt để phải biết được nguyên nhân gây ra sự cố để từ đó tìm ra phương án khắc phục phù hợp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng kể trên và dưới đây là những nguyên nhân mà bơm hay gặp phải. 

Do bị rò rỉ dầu

Nuyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng không thể tăng áp, hoạt động yếu ở nhiều máy móc là bị rò rỉ. Bơm bị rò rỉ sẽ khiến cho hệ thống thủy lực không cung cấp đủ lượng cho hoạt động ở động cơ rồi yếu dần. Vấn đề rò rỉ dễ xảy ra ở vị trí đường ống, mặt bích hoặc các khớp nối do không lắp chặt, quấn băng keo không đúng, gioăng bị rách hay lắp ngược... Từ đó bơm hoạt động không còn hiệu quả, yếu dần và cuối cùng là hỏng hoàn toàn. 

Nói về hệ thống thủy lực thường hoạt động bởi áp suất cao so với hệ thống nén khí. Nếu bơm có nguồn gốc từ Đức, Hoàn Quốc, Nhật Bản giá thành cao hơn nên tuổi thọ hay chất lượng cũng tốt hơn so với loại chưa có tên tuổi trên thị trường. 

rò rỉ dầu khiến lượng cung cấp

Làm rò rỉ dầu khiến lượng cung cấp không đủ cũng khiến máy bị tụt áp  

Khi đi vào tìm hiểu sẽ thấy chi tiết trong bơm của Nhật hay Đức cấu tạo logic lại gọn gàng. Những phần gioăng sẽ được mài nhẵn, khó xước nên không hề hư hỏng. Vậy nên có thể chạy quá tải hay vượt quá công suất trong thời gian ngắn. Vậy nên lựa chọn bơm nên tính toán thiết kế cũng như nhu cầu công việc. Đương nhiên người vận hành cũng cần kiến thức về bơm để lắp đặt và sửa chữa cơ bản. 

>> Xem thêm:

Van an toàn gặp vấn đề 

Van trong bơm thủy lực giúp cho thiết bị này hoạt động đúng với mức áp suất an toàn. Tuy nhiên khi lắp đặt không cẩn thận sẽ khiến máy không thể tăng áp. Trường hợp chịu tải quá lớn còn khiến cho hệ thống động cơ cần năng lượng đủ để chịu tải. Chẳng may bơm không đủ nguyên liệu sẽ khiến động cơ hoạt động không còn hiệu quả. 

Thông thường van an toàn sẽ tự động mở và xả dầu lên hệ thống khi áp suất lên quá cao. Tiếp đó sẽ tác động đến bộ phận khác giúp động cơ chịu tải tốt. Nhưng cũng có một số trường lớp áp suất an toàn cài đặt nhỏ quá khiến bơm thủy lực bị yếu và không thể lên áp. 

Bề mặt bị mài mòn 

Ở một số loại bơm thủy lực như bơm piston hay bánh răng sẽ tạo ra ma sát suốt quá trình hoạt động. Khi đó khiến cho bánh răng cũng như piston bị mài mòn, hoạt động kém hiệu quả hơn. Phần bánh răng mài mòn nhiều quá sẽ khiến các khe bị hở tại giữa đỉnh răng và vỏ bơm. Đây cũng là điều khiến bơm bị yếu không lên áp được. 

phần mặt bị mài mòn cũng khiến các bộ phận hư hỏng 

Chính vì phần mặt bị mài mòn cũng khiến các bộ phận hư hỏng 

Bộ lọc và cửa đường ống hút bẩn 

Khi đưa hệ thống thủy lực trên máy móc đi vào hoạt động thì cần vệ sinh sạch sẽ. Những chất bẩn trong khi vận chuyển hoặc lắp ráp dễ làm hệ thống bị bẩn rồi theo dòng lưu thông đi đến cả hệ thống. Khi áp suất tăng cao sẽ gây ra vết xước làm phá hủy bề mặt và dẫn đến tình trạng bơm thủy lực yếu hơn hẳn. Ngoài ra, bơm bị bẩn còn do dầu có cặn và chất bẩn từ trước.

Bơm thủy lực quá tải 

Sau thời gian sử dụng lâu dài rất dễ dẫn đến tình trạng bơm hoạt động yếu hoặc hư hỏng. Quả tải nói đến ở đây không chỉ quá tải về thời gian hoạt động mà còn cả quá tải về nhiệt. Chính vì quá tải dễ dẫn đến tình trạng kim loại bị giãn nở, lượng ma sẽ sản sinh và tăng lên khiến bơm hoạt động yếu dần theo thời gian. Trong nhiều trường hợp chính người vận hành cũng không biết thiết bị đang bị quá tải, hoặc nghĩ công suất máy lớn lên không ảnh hưởng. Thực chất đó chính là lý do khiến bơm nhanh hỏng hơn. 

Hệ thống quá tải sẽ khiến kim loại giãn nở

Hệ thống quá tải sẽ khiến kim loại giãn nở dẫn đến ma sát giảm, bơm yếu dần 

Biện pháp khắc phục khi bơm thủy lực yếu 

Chắc hẳn với những phân tích bên trên, mọi người đã hiểu nguyên nhân khiến bơm thủy lực yếu dần và hư hỏng. Muốn khắc phục tình trạng đó chỉ cần thực hiện như sau đây: 

  • Rà soát lại các bộ phận trên bơm để tìm xem có chỗ nào bị rò rỉ hay không. Nếu bị rò rỉ thì nên dùng kéo để quấn lại cho chắc chắn. Trường hợp không có băng kéo hãy vặn lại các khớp nối cho chặt để không gặp hiện tượng rò rỉ dầu. 
  • Thường xuyên kiểm tra dầu bên trong có đọng cặn và bị bẩn hay không. Nếu nhận thấy cặn thì lập tức thay luôn để bơm có thể làm việc với công suất tốt nhất. Điều này đảm bảo năng suất làm việc trong ngày của bạn. 
  • Luôn giữ gìn bơm thủy lực sạch sẽ không để bụi bẩn bám vào. Có như thế hiệu suất mới làm việc ở mức tốt nhất. 
  • Trước khi lắp van an toàn cần phải kiểm tra và điều chỉnh mức áp suất an toàn cho phù hợp. 
  • Nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, kiểm tra thông số của bơm trước đề phòng để máy hoạt động vượt áp suất quy định. Điều này sẽ khiến cho bơm bị hao mòn và hoạt động yếu dần theo thời gian. 

Cách bảo vệ tốt nhất là vệ sinh sạch sẽ bơm thủy lực 

Cách bảo vệ tốt nhất là vệ sinh sạch sẽ bơm thủy lực 

Những thông tin trong bài là chia sẻ của chúng tôi về nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng bơm thủy lực không lên áp. Hy vọng qua đó mọi người sẽ cẩn thận hơn trong quá trình sử dụng, giúp bơm luôn hoạt động trong trạng thái tốt nhất. Nếu còn có thắc mắc, câu hỏi nào liên quan đến vấn đề này cần giải đáp, vui lòng để lại bình luận phía dưới bài viết, chúng tôi sẽ hỗ trợ nhanh nhất. 

Hỏi Đáp

Tin tức cầu nâng

Tin tức cầu nâng

Xem tất cả »
Gợi ý TOP 5 cầu nâng cắt kéo nâng bụng tốt nhất hiện nay

Gợi ý TOP 5 cầu nâng cắt kéo nâng bụng tốt nhất hiện nay

Báo giá 3 mẫu kích thủy lực 10 tấn chất lượng nhất hiện nay

Báo giá 3 mẫu kích thủy lực 10 tấn chất lượng nhất hiện nay

TOP 3 kích thủy lực 500kg chất lượng nhất thị trường

TOP 3 kích thủy lực 500kg chất lượng nhất thị trường

Bảng Báo Giá Cầu Nâng 1 Trụ Chuyên Rửa Xe Ô Tô Mới Nhất

Bảng Báo Giá Cầu Nâng 1 Trụ Chuyên Rửa Xe Ô Tô Mới Nhất

[Giải Đáp] Nên Chọn Cầu Nâng 1 Trụ Âm Nền Hay Dương Nền?

[Giải Đáp] Nên Chọn Cầu Nâng 1 Trụ Âm Nền Hay Dương Nền?

Kích Thước Cầu Nâng 1 Trụ Từng Loại Chi Tiết

Kích Thước Cầu Nâng 1 Trụ Từng Loại Chi Tiết

[Chi tiết] Bản vẽ cầu nâng 1 trụ lắp nổi & âm nền

[Chi tiết] Bản vẽ cầu nâng 1 trụ lắp nổi & âm nền

Kích thủy lực hành trình dài và những điều cần biết

Kích thủy lực hành trình dài và những điều cần biết

Cầu nâng ô tô 4 trụ có gì đặc biệt? Cấu tạo và lưu ý khi sử dụng

Cầu nâng ô tô 4 trụ có gì đặc biệt? Cấu tạo và lưu ý khi sử dụng

Gọi ngay
Gọi ngay
Messenger
Messenger
Zalo
Zalo
Bản đồ
Bản đồ