Van an toàn máy nén khí, cách chỉnh và những lưu ý phải biết
Nội dung chính [ Ẩn ]
- Van an toàn máy nén khí là gì?
- Cấu tạo van an toàn máy bơm nén khí
- Nguyên lý hoạt động van an toàn máy nén hơi
- Tại sao nên sử dụng van an toàn máy nén khí?
- Giá van an toàn máy nén khí
- Hướng dẫn chỉnh van an toàn máy nén khí
- Vấn đề thường gặp khi sử dụng van an toàn máy nén khí
- Một vài lưu ý khi sử dụng van an toàn máy nén khí
Đối với máy nén khí, van an toàn máy nén khí đóng vai trò cực kỳ quan trọng giúp hệ thống máy nén khí luôn vận hành ổn định, bền bỉ, đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Trong bài viết này, Sàn thương mại điện tử Hoàng Liên sẽ chia sẻ đến bạn đọc các thông tin về van an toàn máy nén khí, cách điều chỉnh van an toàn, cùng một số lỗi thường gặp của linh kiện này.
Van an toàn máy nén khí là gì?
Safe valve là tên gọi chung của các loại van an toàn dành riêng cho những dòng máy bơm hơi cao áp nói riêng và các thiết bị sản sinh ra khí nén có áp suất lớn nói chung. Hiểu một cách đơn giản, đây chính là thiết bị được sử dụng để bảo vệ hệ thống đường ống trách tình trạng quá áp trong mức quy định. Cụ thể, khi hệ thống có chứa lưu chất được cài đặt một chỉ số áp lực cho phép đi qua van an toàn thì vai trò của nó là ổn định áp lực trong hệ thống đường ống đó.
Vị trí van an toàn máy nén khí
Người dùng có thể dễ dàng quan sát và nhận diện van an toàn máy nén khí. Thông thường, bộ phận này được đặt ở ngay phần đầu máy nén khí, lắp ở nắp capo, có vị trí thẳng đứng lò xo và trên dầu của máy nén khí. Điều này mang đến sự thuận tiện cho việc bảo vệ máy trong quá trình hoạt động, cũng như xả áp suất một cách nhanh chóng.
Cấu tạo van an toàn máy bơm nén khí
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại van an toàn dành cho máy nén khí được các hãng khác nhau sản xuất. Về cơ bản, van tan toàn máy nén khí sẽ có cấu tạo gồm:
- Thân van: Được làm từ chất liệu đồng, gang hoặc inox, thép hay hợp kim có tác dụng giúp van không bị oxi hóa, không bị ăn mòn.
- Bộ phận kết nối: Đảm nhiệm vai trò kết nối đường ống với van.
- Bộ phận xả: Có tác dụng xả khí, dầu, nước… ra phía ngoài khi mà áp suất trong máy bị tăng cao.
- Vít điều chỉnh: Vị trí cho phép người dùng thực hiện các thao tác điều chỉnh lượng áp lực đầu vào của van.
- Đĩa van: Khi áp suất máy tăng cao, đĩa van sẽ được nâng lên bởi một lò xo. Từ đó tạo ra một khoảng trống để xả khí. Trường hợp mà áp suất xuống thấp thì đĩa van sẽ đóng lại.
- Nắp: Bảo vệ các chi tiết có trong của thân van
- Nút bụi: Tác dụng làm kín, tạo sự khép kín cho không gian bên trong van.
- Đệm lò xo: Có nhiệm vụ đóng cửa van khi van không làm việc.
- Tay giật: Xả lưu lượng bằng tay chủ động hoặc sử dụng khi van không tự động xả.
Cấu tạo chi tiết van an toàn máy nén khí
Nguyên lý hoạt động van an toàn máy nén hơi
Nguyên lý làm việc của van an toàn máy nén khí có thể hiểu như sau: Khi hoạt động ở trạng thái bình thường và chưa chịu sự biến động về áp suất bởi lực ép từ bộ phận lò xo bên trong vậy nên van an toàn bị đóng kín. Chỉ cho tới khi mức áp suất khí nén gia tăng đến một mức độ nhất định nào đó; giá trị này không nằm trong khoảng mức giới hạn an toàn, lớn hơn lực căng của bộ phận lò xo.
Điều này dẫn đến bộ phận van an toàn của máy bị mở ra. Khi đó, khí nén sẽ được thoát ra ngoài để giải tỏa được lượng áp suất dư thừa bên trong bình chứa khí. Đồng thời giúp giữ được áp suất khí nén luôn ở mức độ ổn định. Từ đó đảm bảo được mức độ an toàn cũng như ổn định khi sử dụng.
Tại sao nên sử dụng van an toàn máy nén khí?
Thực tế, trong quá trình máy nén khí vận hành có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến áp suất máy nén khí bị tăng đột ngột. Cụ thể như:
- Do hệ thống van chạy không tải hoạt động chưa tốt do bị tắc hoặc cháy.
- Nắp buồng hút gió không khí máy nén khí trong quá trình hoạt động không đạt đến mức áp suất mong muốn dẫn đến áp suất máy nén khí bị gia tăng.
- Bộ phận rơ le bảo vệ áp suất bị ngừng hoạt động: Dẫn đến tình trạng máy nén khí bị ngắt; hoặc sẽ chuyển sang chế độ chạy không tải khi áp suất máy nén khí trục vít hay máy nén piston sinh ra đã đủ.
Van an toàn đóng vai trò cực kỳ quan trọng
Chính vì áp suất được sinh ra vượt ngưỡng an toàn nên dễ gây hiện tượng cháy nổ, cực kỳ nguy hiểm cho người dùng. Vì thế, nên bạn cần trang bị van an toàn máy nén khí cho máy. Nhiệm vụ của van an toàn là hạn chế được sự gia tăng đột ngột áp suất khí nén; đảm bảo mức độ hoạt động ổn định và an toàn cho máy nén.
Ví dụ như loại máy một cấp nén thường sẽ duy trì mức độ áp lực làm việc ổn định dao động khoảng 7 – 8kg/cm². Thông số này sẽ được thể hiện ngay trên đồng hồ đo áp, với máy nén khí, van an toàn sẽ đóng vai trò giữ mức áp suất hoạt động luôn ổn định và hiệu quả nhất.
>>> Xem thêm: Van 1 chiều máy nén khí là gì ?
Giá van an toàn máy nén khí
Hiện nay, trên thị trường các hãng đã cho ra mắt rất nhiều mẫu van an toàn khác nhau để phù hợp nhất cho từng máy. Theo đó, mỗi loại van an toàn máy nén khí sẽ có mức giá khác nhau. Dưới đây là bảng giá van an toàn máy nén khí mới nhất được Sàn thương mại Hoàng Liên cập nhật.
Lưu ý: Khi mua giá van an toàn máy nén khí sẽ có sự chênh lệch tùy từng thời điểm mua hàng cũng như nhà cung cứng. Chính vì thế, bạn cần chọn địa chỉ uy tín để chọn mua được van an toàn máy nén khí chất lượng cũng như kiểm định an toàn máy nén khí.
Hướng dẫn chỉnh van an toàn máy nén khí
Mặc dù được sản xuất bởi nhiều thương hiệu khác nhau, thế nhưng về cơ bản cách điều chỉnh van an toàn máy nén khí tương tự nhau. Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Thực hiện tháo tay giật van an toàn máy bơm khí nén.
- Bước 2: Tiếp tục tháo nắp chụp phía trên của van.
- Bước 3: Dùng cờ lê để vặn vít điều chỉnh van, tăng áp lực vặn theo chiều kim đồng hồ, giảm áp lực thì vặn ngược theo chiều kim đồng hồ.
Theo chia sẻ từ những người kinh nghiệm, để hiệu chỉnh áp suất chính xác nhất thì bạn sẽ cùng thêm đồng hồ đo áp để đo dòng lưu chất qua van; rồi thực hiện việc điều chỉnh theo ý muốn. Sau khi đã cài đặt xong, bạn sẽ thực hiện việc lắp các bộ phận như tình trạng lúc ban đầu.
Điều chỉnh van an toàn cho máy nén khí
Vấn đề thường gặp khi sử dụng van an toàn máy nén khí
Trong trường hợp khi áp suất trong bình dầu cao hơn thì van an toàn của máy sẽ mở ra để khí thoát ra ngoài. Tuy nhiên, hiện tượng này xảy ra không nằm ở bộ phận van mà do áp suất trong máy nén khí đã vượt mức an toàn. Những sự cố liên quan đến trường hợp này gồm van hút bị kẹt mở, lọc tách tắc… Ngoài ra, có thể công tắc áp suất hỏng hay cảm biến áp suất bị bẩn, tắc nghẽn lọc tách.
Cần vệ sinh định kỳ cho van nén khí
Một vài lưu ý khi sử dụng van an toàn máy nén khí
Trong quá trình sử dụng van an toàn máy nén khí, người dùng cần chú ý giữ gìn, vệ sinh và tiến hành kiểm tra theo định kỳ cho van nén khí để đảm bảo van luôn trong trạng thái hoạt động ổn định và tốt nhất. Tránh các hiện tượng van bị nghẹt cứng hoặc bị mất kiểm soát. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng dưới đây là một số yêu cầu người dùng cần chú ý:
- Không tự ý tháo lắp, sửa chữa, bảo dưỡng hay hàn xì khi trong bình vẫn còn chứa khí.
- Không được hướng ống dẫn khí về phía cơ thế.
- không tự ý đặt, sử dụng máy tại các khu vực bụi bẩn, ẩm ướt hay có nhiều chất dễ gây cháy nổ, mất an toàn cho người sử dụng.
- Trước khi để máy hoạt động thì cần tiến hành kiểm tra các bộ phận, chi tiết máy. Đặc biệt là các bộ phận van an toàn để xem chúng vẫn hoạt động tốt hay không.
- Tiến hành điều chỉnh, kiểm soát và hạn chế mọi sự rò rỉ khí trên máy và các đường ống dẫn khí.
- Sử dụng khí nén vào đúng mục đích, tránh lãng phí. Đối với cơ sở sản xuất lớn thì cần sử dụng riêng máy nén cho các khu vực nhu cầu áp suất khí thấp, hay các khu vực nhu cầu áp suất khí cao.
Qua bài viết là những thông tin về van an toàn máy nén khí, cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của van an toàn. Hy vọng rằng, với những chia sẻ đó sẽ giúp bạn có thêm kiến thức trong việc sử dụng máy nén khí thêm hiệu quả và an toàn nhất nhé.
Hỏi Đáp