4 tiêu chuẩn nước tháp giải nhiệt công nghiệp cần biết
Nội dung chính [ Ẩn ]
Tiêu chuẩn nước tháp giải nhiệt chính là yếu tố được người sử dụng quan tâm nhất trong quá trình sử dụng tháp. Vậy đâu là các tiêu chuẩn nước tháp giải nhiệt chuẩn nhất? Cùng chúng tôi đi tìm hiểu nội dung bài viết này nhé!
Vai trò của nước tháp giải nhiệt là gì?
Nước tháp giải nhiệt chính là phương tiện dùng để trao đổi nhiệt, giúp nhận và thải nhiệt ra bên ngoài. Do đó, nếu nước đầu vào có chất lượng kém thì sẽ gây ra các vấn đề trong hệ thống tuần hoàn như cáu cặn, vi sinh vật, vi khuẩn,...
Tìm hiểu về các tiêu chuẩn nước tháp giải nhiệt
Tháp giải nhiệt giúp làm mát các thiết bị máy móc nhờ nước. Vì thế, nước trong tháp cần đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn sau đây:
1. Độ dẫn điện nước thấp
Độ dẫn điện chính là thước đo về khả năng dẫn điện của nước và qua đó thì chúng ta sẽ thấy được hàm lượng chất rắn hòa tan trong nước. Độ dẫn điện của nước sẽ được tính bằng Microsiemens/cm.
Nguồn nước cần đảm bảo có độ dẫn điện thấp
Sự xuất hiện của các chất khoáng có trong nước tuần hoàn không làm ảnh hưởng đến khả năng giải nhiệt của tháp nhưng khi kết hợp lại với nhau thì chúng sẽ tạo thành cáu cặn. Cáu cặn dính vào hệ thống van, đường ống, bề mặt tháp sẽ khiến cho áp lực nước và hiệu suất trao đổi nhiệt bị giảm. Do đó, tiêu chuẩn nước tháp giải nhiệt cần có độ dẫn điện thấp để hạn chế tối đa tình trạng cáu cặn trong hệ thống tuần hoàn.
2. Cân bằng độ pH
Độ pH giúp đo tính kiềm và tính axit của nước trong phạm vi đo từ 0 - 14. Cụ thể, nước có độ pH từ 0-7 gọi là môi trường axit; nước có độ pH bằng 7 là môi trường trung tính và nước có độ pH từ 7-14 là môi trường kiềm. Từ đó dẫn đến các hệ quả:
Độ pH=7 là môi trường lý tưởng để tháp vận hành
- Môi trường axit sẽ diễn ra quá trình ăn mòn kim loại nhanh chóng.
- Môi trường kiềm sẽ khiến tình trạng cáu cặn diễn ra nhanh chóng.
- Môi trường trung tính sẽ tránh được quá trình ăn mòn và tình trạng cáu cặn.
Ngoài ra, hiệu quả của hóa chất tiêu diệt vi sinh vật và khả năng phát triển vi sinh vật cũng sẽ phụ thuộc vào chỉ số pH.
3. Chỉ số bão hòa (LSI) từ 0 - 1
Chỉ số bão hòa của nước có tên gọi quốc tế là Langelier Saturation (LSI). Nó được xem là thước đo sự ổn định của nước, có liên quan trực tiếp đến nguy cơ ăn mòn hay cáu cặn trong tháp. Khi đó, nếu chỉ số bão hòa âm thì nước sẽ có xu hướng ăn mòn và chỉ số dương thì nước sẽ có xu hướng hình thành cáu cặn.
Chỉ số LSI ở mức ổn định để giảm thiểu cáu cặn
Qua đó, theo các chuyên gia thì chỉ số bão hòa của nước nên dao động ở mức từ 0 - 1 sẽ đảm bảo cho quá trình vận hành của tháp giải nhiệt. Đây chính là yếu tố quan trọng nhất, cần phải nắm rõ trong tiêu chuẩn nước tháp giải nhiệt.
4. Độ cứng của nước thấp
Độ cứng chính là thông số biểu thị hàm lượng các ion hóa trị 2 trong nước như mangan, sắt, thiếc,... Canxi và magie là 2 icon phổ biến nhất hiện nay. Độ cứng của nước càng cao thì nguy cơ hình thành cáu cặn trong tháp càng lớn và ngược lại.
Đảm bảo độ cứng của nước ở mức thấp nhất
Có 2 độ cứng của nước đó là là độ cứng Cacbonat (độ cứng tạm thời) và độ cứng Phi-cacbonat (độ cứng vĩnh viễn). Trong đó thì độ cứng tạm thời sẽ thể hiện sự lắng đọng cáu cặn canxi cacbonat trong đường ống và bề mặt nhiệt.
Lợi ích của việc tuân thủ tiêu chuẩn nước tháp giải nhiệt
Việc tuân thủ tiêu chuẩn nước tháp giải nhiệt sẽ mang lại những lợi ích như sau:
- Giúp quá trình làm mát diễn ra nhanh chóng, ổn định và hiệu quả.
- Hạn chế tối đa tình trạng cáu cặn, ăn mòn các bộ phận tháp giải nhiệt.
- Tiết kiệm tối đa các chi phí sửa chữa, bảo dưỡng.
- Hạn chế tình trạng mọc rong rêu trong đường ống dẫn nước.
Trên đây là thông tin về tiêu chuẩn nước tháp giải nhiệt. Hy vọng nội dung bài viết đã giúp bạn đọc hiểu và tự điều chỉnh chất lượng nước trong tháp giải nhiệt. Hiện nay, tại Sàn thương mại Hoàng Liên đã và đang cung cấp tới người tiêu dùng các sản phẩm tháp giải nhiệt của những thương hiệu nổi tiếng như tháp giải nhiệt Alpha, tháp giải nhiệt Liang Chi, tháp giải nhiệt Tashin, … Hãy liên hệ đến hotline 0964 593 282 để được tư vấn tốt nhất.
Hỏi Đáp