Tiêu chuẩn chất lượng khí nén được đánh giá thế nào?
Nội dung chính [ Ẩn ]
Có những tiêu chuẩn chất lượng khí nén nào?
Tiêu chuẩn chất lượng khí nén là bộ tiêu chuẩn chỉ dẫn liên quan đến thử nghiệm và đánh giá chất lượng của khí nén. Với ngành khí nén, ta mặc định áp dụng bộ tiêu chuẩn do tổ chức Quốc tế ISO phát hành. Theo đó, bộ tiêu chuẩn ISO được phát hành 3 series liên quan đến chất lượng khí nén: ISO 8573, ISO 12500, ISO 7183.
Chất lượng khí nén được đánh giá theo tiêu chuẩn ISO
Trong đó, ISO 8573, ISO 12500 được sử dụng phổ biến nhất:
- ISO 8573-1:2010 được coi như thước đo của ngành khí nén, hữu ích đối với người sử dụng khí nén. Tiêu chuẩn này giúp người sử dụng khí nén cuối xác định được chất lượng khí nén cũng như phương pháp xác định chất gây ô nhiễm khí nén trong hệ thống khí nén bạn sử dụng.
- ISO 12500 quan trọng với nhà sản xuất, đó là bảo chứng cho biết cấp độ chất lượng của thiết bị xử lý khí nén được sản xuất ra. Giúp công ty sản xuất thiết bị xử lý khí nén được cấp chứng nhận chất lượng với thiết bị mình sản xuất và cung cấp ra thị trường.
Vì sao cần phải biết nhu cầu chất lượng khí nén?
Có hai lý do chính để người dùng khí nén luôn biết được mức độ tinh khiết mà họ cần, đó là:
- Một số ứng dụng cần đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn chất lượng khí nén cụ thể. Nếu không tuân thủ có thể sẽ bị phạt hoặc ngừng sản xuất.
- Theo quy tắc, việc tạo ra khí nén sạch thì yêu cầu hệ thống phải được đầu tư kỹ lưỡng, tốn kém chi phí. Khí nén yêu cầu độ tinh khiết cao nên yêu cầu bổ sung phần cứng nâng cao chất lượng khí.
Ví dụ như: Nguồn khí nén cung cấp cho phin lọc và máy sấy sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng. Vì vậy, cần chọn đúng độ tinh khiết để đáp ứng được nhu cầu sản xuất, tiết kiệm chi phí, mang lại nhiều lợi ích cho môi trường.
Xem thêm: Bộ điều áp khí nén là gì?
Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng khí nén
Series tiêu chuẩn ISO 8573-1
Đối với người không chuyên, việc nhận biết độ tinh khiết của khí nén chắc chắn sẽ là nhiệm vụ khó khăn. Ngoài cách sử dụng máy đo chất lượng khí nén thì chúng ta có thể áp dụng tiêu chuẩn ISO 8573-1:2010 để đánh giá chất lượng khí nén chính xác và dễ dàng hơn.
Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng khí nén ISO 8573-1:2010
Để đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 8573-1:2010, khí nén đầu ra phải đáp ứng được các tiêu chí kiểm tra chất lượng khí nén sau:
- Mật độ hạt rắn (Particles): Tiêu chuẩn khí nén về hạt rắn có thể dễ đạt được bằng cách lắp thêm lọc khí trên đường ống. Tùy theo từng cấp độ để lựa chọn loại lọc khí phù hợp nhất.
- Nước (Water): Hàm lượng nước trong khí nén được xác định bằng máy sấy khí sử dụng trong hệ thống khí nén như:
- Điểm sương trên 3ºC (tiêu chuẩn cấp 4 trở xuống) dùng máy sấy khí dạng tác nhân lạnh.
- Điểm sương trên 3ºC (tiêu chuẩn cấp 3 trở xuống) như: - 20, - 40, - 70 cần sử dụng máy sấy thấp thụ.
- Hàm lượng dầu (oil): Để giảm hàm lượng dầu trong khí nén có thể dùng làm theo các cách sau:
- Tiêu chuẩn khí nén với hàm lượng dầu class 1 trở xuống có thể sử dụng thêm lọc than hoạt tính.
- Tiêu chuẩn hàm lượng dầu cấp 0 nên dùng máy nén khí không dầu(không xuất hiện hơi dầu trong khí nén).
Series tiêu chuẩn ISO-12500
Tiêu chuẩn ISO-12500 được áp dụng phục vụ trong ngành công nghiệp, giúp người dùng nắm được cách đo lường và xác định chất lượng của khí nén. Tiêu chuẩn xác định qua các thông số quan trọng như: cách thức dầu đầu vào, nhiệt độ không khí đầu vào nén và kỹ thuật đo lường áp lực.
ISO-12500 giúp đơn xác định chất lượng của khí nén trong sản xuất
ISO 12500 là một tiêu chuẩn đánh giá chất lượng khí nén gồm nhiều phần:
- ISO 12.500-1: Bao gồm các thử nghiệm của các bộ lọc đường ống (Coalescing) thực hiện loại bỏ hơi sương dầu.
- ISO 12.500-2: Định lượng, khả năng loại bỏ hơi của các bộ lọc hấp thụ (Lọc than hoạt tính).
- ISO 12.500-3: Vạch ra các yêu cầu để kiểm tra các bộ lọc, loại bỏ hạt rắn gây ô nhiễm khí nén.
Tiêu chuẩn khí nén trong ngành dược/ y tế
Dược phẩm, y tế là những ngành có yêu cầu cao về chất lượng khí nén. Có liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người nên mọi thành phần sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe đều cần được loại bỏ.
ISO 8573-1:2010 là tiêu chuẩn thông dụng về độ sạch của khí nén
- Mật độ hạt rắn: Cần hạn chế tối đa mật độ hạt có đường kính lớn, lắp thêm các bộ lọc với cấp độ lọc dưới 0.01micromet.
- Độ khô của khí nén (Hàm lượng nước):
- Đối với ứng dụng chỉ để vận hành xi lanh khí nén thì chỉ cần khí nén không xuất hiện ở dạng lỏng, nhiệt độ điểm sương yêu cầu 3 - 10ºC.
- Nếu khí nén có khả năng tiếp xúc với sản phẩm thì yêu cầu sẽ cao hơn, nhiệt độ điểm sương - 40ºC hoặc thấp hơn. Lúc này cần lắp đặt thêm máy sấy khí hấp thụ.
- Hàm lượng dầu: Trong ngành dược, y tế, tiêu chuẩn về hàm lượng dầu trong khí nén cần đạt mức cao nhất là Class 0 - hoàn toàn không lẫn hơi dầu trong khí nén. Để đạt được tiêu chuẩn này, chỉ có thể sử dụng máy nén khí không dầu (Oil-Free).
- Vi sinh: Nếu chất lượng khí có yêu cầu cao về mật độ vi sinh, cần lắp đặt thêm bộ lọc khí vi sinh để loại bỏ vi sinh vật gây hại.
Như vậy chúng ta vừa tìm hiểu về hai tiêu chuẩn chất lượng khí nén ISO 8573-1:2010 và ISO-12500. Khi đã phân loại ISO chính xác cho việc sản xuất sản phẩm, bạn có thể lên kế hoạch, xác định được thiết bị nào cần đáp ứng được các yêu cầu khí nén tương ứng.
Hỏi Đáp