Tháp giải nhiệt kín là gì? Cấu tạo, đặc điểm & nguyên lý
Nội dung chính [ Ẩn ]
Hiện nay tháp giải nhiệt kín đang được các doanh nghiệp yêu thích và sử dụng. Sở hữu nhiều tính năng vượt trội về hiệu quả làm mát, hiệu suất cũng như thiết kế. Vậy tháp giải nhiệt kín là gì? Những ưu điểm mà thiết bị này có là gì? Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin cần thiết để bạn hiểu rõ hơn về sản phẩm này.
Tháp giải nhiệt kín là gì?
Tháp giải nhiệt kín là gì? tháp giải nhiệt tuần hoàn kín là gì?
Tháp giải nhiệt kín là thiết bị trao đổi nhiệt với hiệu suất làm việc cao. Tháp giải nhiệt kín còn có tên gọi là tháp giải nhiệt tuần hoàn kín. Cấu tạo và thiết kế được chế tạo dựa trên công nghệ trao đổi nhiệt phức tạp. Khả năng làm mát của tháp là quá trình trao đổi nhiệt giữa nước và không khí.
Nước được đưa vào bên trong tháp qua đường ống dẫn kín. Không khí đưa vào bên trong tháp từ dưới đáy lên. Sự hoạt động và kết hợp nhuần nhuyễn giữa các thiết bị giúp hơi nước nóng được tách ra thành dạng hơi. Hơi nước này sẽ bị không khí cuốn theo thoát ra bên ngoài. Nước lạnh sau quá trình giải nhiệt sẽ được đưa vào bồn chứa nước và dẫn qua các đường ống đến làm mát cho máy móc trong nhà xưởng.
Như vậy, quá trình làm mát nước theo một vòng tuần hoàn khép kín bên trong tháp mà không cần tác động ra bên ngoài cũng không thải khí ra bên ngoài gây ô nhiễm môi trường.
||Xem thêm: Vì sao nên sử dụng tháp giải nhiệt vuông? Cấu tạo & Ưu điểm
Đặc điểm nổi bật của tháp giải nhiệt tuần hoàn kín
Tháp giải nhiệt tuần hoàn kín có nhiều ưu điểm vượt trội mang đến cho người dùng những lợi ích nhất định.
Cấu tạo của tháp đơn giản nhưng lại đạt được hiệu suất cao trong hoạt động. Mỗi chi tiết hay các bộ phận trong tháp đều được chế tạo từ những nguyên liệu bền bỉ, chắc chắn.
Cấu tạo của tháp giải nhiệt tuần hoàn kín
- Vỏ tháp: Là phần bên ngoài tiếp xúc trực tiếp với môi trường nên khả năng bị ăn mòn và hoen gỉ cao. Vì vậy, các nhà sản xuất đã nghiên cứu và chọn thép nhập khẩu mạ kẽm để sử dụng làm vỏ tháp. Với khả năng chống ăn mòn cao, chịu được tác dụng của nhiệt giúp thiết bị bền đẹp, tuổi thọ cao theo thời gian.
- Cánh quạt: Cánh quạt trong tháp giải nhiệt kín là quạt chân vịt. Cánh quạt này hoàn toàn khác với quạt trong tháp làm mát thông thường. Quạt chân vịt được làm từ hợp kim nhôm với cánh nằm nghiêng về phía trước. Giúp quạt vận hành ổn định đạt được hiệu quả làm việc mong muốn cho thiết bị.
- Ốc xoắn trao đổi nhiệt: Áp suất hoạt động là 2.0Mpa được làm từ nguyên liệu thép chất lượng cao. Giúp quá trình trao đổi nhiệt nhanh chóng đạt hiệu quả cao.
- Lớp tản nhiệt: Là một khối tấm tản nhiệt được xếp chồng lên nhau. Thiết kế của tấm này dạng tổ ong, chịu được nhiệt độ lên đến 68 độ C. Với đặc tính giữ nước là nơi diễn ra quá trình trao đổi nhiệt mạnh mẽ. Giúp hiệu suất làm mát của tháp đạt được hiệu quả tối ưu.
- Hệ thống phân phối nước: Dòng nước được đưa vào tháp thông qua các đường ống xoắn. Vòi phun được nối với ống phun giúp nước chia thành các tia nhỏ phun đều lên tấm tản nhiệt. Vì vậy, khi sử dụng người dùng nên chú ý để đảm bảo vệ sinh trong khi hoạt động.
- Dụng cụ đánh tan cặn bằng điện tử: Đây là công cụ dùng để phân tách các tạp chất/ Có khả năng chống cặn, loại bỏ bụi bẩn, khử trùng hay rong rêu với các kỹ thuật xung điện.
||Xem thêm: Tháp giải nhiệt Rinki có tốt không? Có nên mua hay không?
Nguyên lý hoạt động của tháp giải nhiệt kín
Dựa trên cơ chế hoạt động nước nóng sẽ được đưa vào tháp và được phân bổ đến các bộ phận khối đệm tản nhiệt và được rải đều từ trên xuống. Các bộ phận của quạt và cửa nạp được mở ra để hút khí và bên trong. Khi đó khí bên ngoài được đẩy lên tiếp xúc với hơi nước, dẫn hơi nước nóng ra bên ngoài.
Nguyên lý hoạt động, vận hành của tháp tản nhiệt kín
Dòng nước ở trong tháp tản nhiệt tuần hoàn kín được làm mát và di chuyển theo các đường ống tối bộ phận tản nhiệt tạo thành một vòng tuần hoàn. Sau đó một lượng nước nóng đã bị tiêu hao trong quá trình giải nhiệt bay hơi. Sẽ được máy bơm đưa thêm vào bên trong tháp đảm bảo khả năng hoạt động khép kín của các bộ phận.
Mặt khác, trong quá trình hoạt động nguồn nước được đưa vào có thể sẽ gây những cặn bẩn. Nên sau quá trình hoạt động cần phải thực hiện các biện pháp vệ sinh, tẩy rửa cặn. Hơn nữa, cần phải có các phương án cụ thể và chọn lựa các hóa chất phù hợp, chuyên dụng để đảm bảo hiệu quả hoạt động của tháp.
Như vậy với thiết kế bền bỉ, hoạt động kết hợp với các chức năng khác nhau. Các bộ phận trao đổi nhiệt bên trong hệ thống giúp nước được làm mát nhanh chóng. Nước tuần hoàn lưu thông trong tháp giải nhiệt kín ít bị cặn bẩn. Cũng như giúp doanh nghiệp tiết kiệm được điện năng tiêu thụ, tiết kiệm nguồn nước đầu vào.
Có thể thấy tháp giải nhiệt kín mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ đã giúp bạn hiểu hơn về thiết bị này. Để từ đó đưa ra những quyết định cũng như những lựa chọn ưng ý, phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình. Nếu cần hiểu rõ hơn về sản phẩm tháp giải nhiệt khách hàng có thể liên hệ 09123 70282 / 098 777 9682 để được giải đáp cũng như tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Hỏi Đáp