Nguyên lý Hoạt Động Của Tháp Giải Nhiệt và Ứng Dụng
Nội dung chính [ Ẩn ]
Sử dụng hệ thống làm mát bằng tháp giải nhiệt là lựa chọn chung của nhiều doanh nghiệp hiện nay. Nhằm giúp các bạn hiểu rõ hơn về tháp giải nhiệt trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ thông tin về nguyên lý tháp giải nhiệt và những thông tin liên quan đến thiết bị này.
Thông tin khái quát về tháp giải nhiệt
Tháp giải nhiệt là thiết bị được sử dụng để làm mát nước thông hệ thống làm mát bằng nước. Tháp giải nhiệt đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống hạ nhiệt, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất làm việc của hệ thống. Thiết bị này nhiệt hoạt động theo nguyên tắc tạo mưa và tiến hành làm mát bằng không khí.
Tháp giải nhiệt nước
Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp sử dụng tháp giải nhiệt để hạ nhiệt cho nhà xưởng của mình. Nhằm giúp cho hoạt động sản xuất của xưởng không bị gián đoạn đồng thời nâng cao độ bền cho máy móc và đảm bảo môi trường làm việc cho người lao động.
Thông tin về nguyên lý hoạt động tháp giải nhiệt nước
Nguyên lý hoạt động là phần nội dung chúng ta không thể bỏ qua khi tìm hiểu về một thiết bị do đó trong phần này chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn về nguyên lý hoạt động của tháp giải nhiệt. Tháp làm mát nước hoạt động dựa trên nguyên tắc trao đổi nhiệt lượng giữa nước và không khí để làm nước lạnh đi. Nhiệt lượng của nước sẽ chuyển sang không khí và theo không khí đi ra ngoài môi trường. Cụ thể quá trình trao đổi nhiệt của nước và không khí như sau:
Nước và không khí bên trong tháp bao giờ cũng có hướng đi ngược nhau. Nước nóng sẽ được dẫn vào trong tháp và phun thẳng xuống tấm tản nhiệt của tháp. Tại đây không nước được chia đều trên bề mặt của tấm tản nhiệt giúp tăng diện tích tiếp xúc với không khí. Không khí từ bên ngoài môi trường đi vào trong tháp có nhiệt độ thấp hơn nước sẽ hấp thụ nhiệt của nước giãn nở và nay ra ngoài theo hướng thẳng đứng.
Tìm hiểu Về nguyên lý hoạt động của tháp giải nhiệt nước
Nước trên tấm tản nhiệt sau khi đã trao đổi nhiệt với không khí trở thành nước mát sẽ rơi xuống bể chứa nước mát. Và sau đó đi chuyển qua hệ thống các đường ống dẫn để hạ nhiệt có các thiết, bị máy móc công nghiệp…
||Xem thêm: Tháp giải nhiệt là gì? Cấu tạo, chức năng & nguyên lý
Vai trò và ứng dụng của tháp hạ nhiệt
Tại các nhà xưởng, thiết bị máy móc phải hoạt động liên tục trong nhiều giờ đồng hồ sẽ sinh ra lượng nhiệt lớn. Điều này sẽ khiến cho máy móc bị nóng lên một cách nhanh chóng làm ảnh hưởng tới các chi tiết máy nghiêm trọng. Máy móc trong nhà xưởng vì thế mà có thể xảy ra các sự cố quá tải nhiệt gây ra cháy nổ, hỏng hóc. Do đó việc sử dụng tháp giải nhiệt để làm giảm nhiệt độ của máy móc là điều vô cùng cần thiết. Hiện nay có rất nhiều các đơn vị sản xuất lựa chọn lắp đặt sử dụng tháp giải nhiệt để hạ nhiệt cho công xưởng của mình để máy móc có thể vận hành ổn định và bền hơn theo thời gian.
Việc lựa chọn sử dụng tháp giải nhiệt hiện nay đã trở nên phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Dòng thiết bị này có thể đáp ứng tốt nhu cầu làm mát máy móc, không gian tại các nhà xưởng hiện nay. Cụ thể như sau:
- Trong ngành sản xuất nhựa: Tháp giúp cung cấp nước làm mát cho các loại máy móc như máy ép nhựa, máy sản xuất bao bì nhựa, máy thổi hạt túi nilon… đảm bảo cho chúng luôn hoạt động ổn định.
Ứng dụng của tháp giải nhiệt trong đời sống
- Trong ngành thực phẩm: Tháp giải nhiệt giúp làm đông lạnh thủy hải sản, các loại nông sản cùng thịt gia súc, gia cầm,…
- Trong ngành điện lạnh: Tháp giải nhiệt hỗ trợ trong công nghiệp sản xuất điều hòa, đá viên, đá cây,… Nổi bật có thể kể tới tháp giải nhiệt cooling tower được sử dụng trong hệ thống máy làm lạnh để đáp ứng nhu cầu điều hòa không khí, và bảo quản các sản phẩm đông lạnh.
- Trong ngành luyện kim: Tháp giải nhiệt cung cấp nước mát làm mát các loại máy móc sản xuất phôi thép, nhôm,…
- Trong một số lĩnh vực khác: dược phẩm, sản xuất đồ uống, cáp điện, xử lý nước,…
||Bạn có biết: Motor tháp giải nhiệt | Điều cần biết về motor cooling tower
Trên đây là những thông tin chúng tôi đã tổng hợp về nguyên lý tháp giải nhiệt cũng như vai trò và ứng dụng của tháp trong đời sống và sản xuất.
Hỏi Đáp