[REVIEW] Top 3 máy ra vào lốp Hunter đáng mua nhất 2022

829 lượt xem 0

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều thương hiệu máy ra vào lốp với công suất và mức giá khác nhau. Trong đó, máy ra vào lốp Hunter là một trong những thương hiệu tiêu biểu nổi bật với công nghệ vượt trội cùng mức giá phù hợp. Hãy cùng Sàn thương mại Hoàng Liên đi tìm hiểu và đánh giá về dòng máy ra vỏ đang “làm mưa, làm gió” trên thị trường này nhé!

Review máy ra vào lốp Hunter

Review máy ra vào lốp Hunter

Nguồn gốc, công nghệ máy ra vào lốp Hunter 

Hunter là thương hiệu máy ra vào lốp đến từ Hoa Kỳ - cường quốc số 1 thế giới về khoa học công nghệ. Và Hunter hiện đang là một trong những đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất các dòng máy để phục vụ cho việc sửa chữa xe như máy ra vào lốp, máy cân bằng, cầu nâng,...

Thương hiệu máy ra vào lốp Hunter

Hunter - Thương hiệu máy ra vào lốp nổi tiếng của Mỹ

Tất cả các model ra vào lốp của Hunter đều được sản xuất tại Italy và theo dây chuyền hiện đại của Mỹ. Chất lượng sản phẩm luôn được đảm bảo tuyệt đối trước khi đưa ra thị trường.

Không chỉ vậy, công ty luôn nghiên cứu, phát triển những công nghệ mới nhất dành cho dòng sản phẩm máy ra vào lốp. Hunter tập trung hơn vào việc bảo vệ lốp, lazang và rút ngắn thời gian, công sức cho người thợ trong quá trình sửa chữa.

>>>Xem thêm: Top 3 model máy ra vào lốp Titano chất lượng, giá rẻ 2022<<<

Phân tích ưu nhược điểm máy ra vào lốp Hunter

Bất kỳ dòng máy ra vào lốp nào cũng tồn tại một số ưu nhược điểm nhất định. Hãy cùng chúng tôi đi phân tích và tìm hiểu để cân nhắc xem dòng sản phẩm này có đáp ứng nhu cầu sử dụng hay không nhé!

Ưu điểm

Máy ra vỏ Hunter được người dùng ưa chuộng nhờ sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật về thiết kế, tính năng cũng như công nghệ.

 

Máy ra vỏ Hunter - Hỗ trợ công việc Tháo vỏ nhanh chóng, dễ dàng

Máy ra vỏ Hunter - Hỗ trợ công việc Tháo vỏ nhanh chóng, dễ dàng

  • Dòng sản phẩm đa dạng với hơn 20 model từ các dòng cơ bản đến cao cấp tự động hóa hoàn toàn. Điều này giúp đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của mọi loại bánh xe và lốp xe đắt tiền. Vì vậy, người dùng có thể dễ dàng lựa chọn được model phù hợp nhất cho xưởng sửa chữa của mình.
  • Chi tiết máy và động cơ được thiết kế tối ưu giúp tuổi thọ của máy ra vỏ Hunter luôn được đánh giá cao. Trung bình có thể sử dụng máy từ 5 - 10 năm, tùy thuộc vào việc sử dụng, chăm sóc và bảo dưỡng máy.
  • Máy được cấu tạo từ nguyên vật liệu cao cấp như motor quấn dây đồng, bộ phận ép lốp làm bằng thép chống gỉ 100% trên dây chuyền hiện đại của Mỹ.
  • Tất cả các model đều sở hữu thiết kế đẹp mắt, hiện đại với tone màu đỏ đen. Các chi tiết máy đều được làm từ thép không gỉ đem lại vẻ đẹp bền bỉ, sáng bóng theo thời gian.

Hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm nổi trội trên thì có thể nói việc phân phối sản phẩm và giá thành là 2 điểm trừ lớn nhất của thương hiệu máy ra vào lốp Hunter tại Việt Nam.

Hạn chế máy ra vào lốp Hunter

Giá thành của các model ra vào lốp Hunter khá cao so với các thương hiệu khác

  • Tại Việt Nam gần như không có đơn vị phân phối chính hãng của Hunter. Vì vậy, các hãng sửa chữa bảo hành xe ô tô đều phải đặt hàng từ nước ngoài.
  • Hơn thế, khi mua thiết bị ra vào lốp của Hunter thường mọi người phải mua cả nhóm sản phẩm gồm 4 món là: máy cân bằng lốp, máy cân chỉnh độ chụm, cầu cân chỉnh và máy ra vỏ. Nên chi phí để đầu tư những thiết bị này là khá lớn, có thể lên tới gần 2 tỷ đồng.
  • So với những thương hiệu máy ra vỏ khác, máy của Hunter có mức giá cao hơn hẳn. Với mức giá dao động trong khoảng 50 - 75 triệu đồng, nên không phù hợp với những tiệm sửa chữa có quy mô nhỏ.

Có nên mua máy ra vào lốp Hunter không?

Có nên mua máy tháo vỏ Hunter

Tùy thuộc nhu cầu, điều kiện mà mọi người có thể cân nhắc mua máy ra vỏ Hunter

Dựa trên những phân tích về ưu điểm và hạn chế kể trên thì có thể thấy máy ra vào lốp Hunter là thiết bị ưu việt, nhiều ưu điểm nổi bật, đáng để sở hữu. Tuy nhiên, những model ra vỏ Hunter này sẽ phù hợp hơn với những trung tâm bảo dưỡng lớn của các hãng ô tô. Bởi việc mua máy tại Việt Nam sẽ gặp nhiều hạn chế và có giá thành không hề nhỏ, đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu lớn.

Do vậy, nếu không có nhu cầu sử dụng lớn hoặc tài chính còn eo hẹp thì các bạn có thể tham khảo một vài thương hiệu khác có giá “mềm” hơn mà vẫn đảm bảo được chất lượng và nhu cầu sử dụng. Một số thương hiệu có thể kể đến như máy ra vào lốp Ranger, máy ra vào lốp HPA, máy ra vào lốp Rotaly,.... Đây đều là những thương hiệu uy tín và được phân phối phổ biến hơn, nên có dễ dàng tìm và đặt mua.

Top 3 máy ra vỏ Hunter bán chạy nhất trên thị trường

Với dòng sản phẩm đa dạng, tính năng hiện đại nên máy ra vỏ Hunter có thể dùng cho nhiều loại bánh xe khác nhau. Và dưới đây là 3 model được nhiều người ưa chuộng sử dụng nhất:

Máy ra vỏ Hunter TCX505

Model Hunter TCX505 là dòng máy cơ bản của Hunter. Loại máy này được trang bị cần gật gù giúp hỗ trợ việc ra vào lốp được dễ dàng, thuận tiện hơn rất nhiều. 

Máy ra vào lốp Hunter TCX505

Hunter TCX505 dùng để ra vào lốp cho các loại xe ga, xe ô tô con.

Bảng thông số kỹ thuật model TCX505:

Đường kính

Độ rộng bánh xe tối đa

Áp suất khí cấp vào

Kẹp ngoài lazang

Kẹp trong lazang

Bánh xe lớn nhất

11-22”

13-26”

50.7”

14.3”

8-10 bar

Hunter TCX505 được trang bị động cơ mô men xoắn mạnh mẽ hơn 20% so với các model khác. Cùng đường kính kẹp ngoài 11 - 22’’ và đường kính kẹp trong 13 - 26’’, nên thiết bị thường được sử dụng để ra vào lốp cho các loại xe ga, xe ô tô con cho đến các dòng xe 29 chỗ.

Hiện model Hunter TCX505 đang được bán với mức giá dao động từ 50 - 55 triệu đồng.

Máy ra vào lốp Hunter TCX515

Máy ra vào lốp Hunter TCX515 là bản nâng cấp của model TCX505, dòng máy này được trang bị thêm cần tì đè chuyên nghiệp, giúp hỗ trợ trong việc tháo lắp lốp xe hạng dễ dàng hơn rất nhiều.

Máy ra vào lốp Hunter TCX515

Model Hunter TCX515 - Bản nâng cấp với cần tì đè chuyên nghiệp

Bảng thông số kỹ thuật model TCX515:

Đường kính

Độ rộng bánh xe tối đa

Áp suất khí cấp vào

Kẹp ngoài lazang

Kẹp trong lazang

Bánh xe lớn nhất

6-26”

13-26”

50.7”

14.3”

8-10 bar

Theo nghiên cứu của hãng thì model ra vỏ Hunter TCX515 giúp hỗ trợ quá trình ra vào lốp nhanh hơn tối thiểu 15% so với những dòng sản phẩm khác. Với đường kính kẹp ngoài từ 6 - 26’’ và đường kính kẹp trong 13 - 26’’ nên máy phù hợp sử dụng để ra vào lốp cho những dòng xe khách 29 chỗ đến tải 3.5 tấn.

Hiện máy ra vào lốp Hunter TCX515 có giá từ 60 - 65 triệu đồng.

Máy tháo lắp lốp Hunter TCX535

Có thể nói, TCX535 là một trong những model tiêu biểu và vượt trội nhất của hãng Hunter. Dòng máy này được trang bị công nghệ căn chỉnh lốp tự động giúp cho bánh xe được đặt vào chính giữa 1 cách dễ dàng, đơn giản hơn nhiều.

Model ra vào lốp Hunter TCX535

Hunter TCX535 sử dụng công nghệ căn chỉnh lốp tự động giúp việc tháo lốp cực dễ dàng

Bảng thông số kỹ thuật model TCX535:

Đường kính

Độ rộng bánh xe tối đa

Áp suất khí cấp vào

Kẹp ngoài lazang

Kẹp trong lazang

Bánh xe lớn nhất

6-26”

13-26”

43.3”

14.3”

8-10 bar

Đặc biệt hơn là dòng máy ra vỏ Hunter TCX 535 được trang bị 2 xi lanh khí nén giúp lực kẹp mạnh hơn tới 40% so với các dòng sản phẩm thông thường. Thông số đường kính kẹp ngoài là 10 - 19’’ và đường kính kẹp trong là 12 - 22’’ nên model TCX 535 phù hợp để sử dụng ra vỏ cho những dòng xe tải lớn hoặc xe container.

Hiện sản phẩm ra vào lốp Hunter TCX535 đang được bán trên thị trường với mức giá từ 70 - 75 triệu đồng.

Lưu ý khi vận hành máy ra vỏ lốp Hunter

Mỗi thiết bị ra vào lốp sẽ được hoạt động theo cách thức khác nhau, do vậy để có thể giữ cho thiết bị của mình đạt được độ bền lâu và mang tính chính xác trong quá trình sử dụng thì người dùng cần lưu ý một số điều sau:

Lưu ý khi vận hành máy ra vào lốp Hunter

Một số lưu ý khi vận hành máy ra vỏ Hunter

Tuyệt đối không để bất cứ vật nặng nào khác ngoài vỏ bánh lên trên mâm quay. Bởi khi đặt vật nặng lên mâm quay có thể làm dây hơi bị hỏng, xi lanh bị biến dạng khi hoạt động. Và đây cũng là lưu ý quan trọng đầu tiên bạn cần lưu ý khi bắt đầu sử dụng.

Sau 1 thời gian dài sử dụng, mâm xe có thể bị bào mòn do ma sát, việc tiếp xúc thường xuyên dẫn tới việc mỏ vịt không thể áp sát được đến vành bánh sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình ra vỏ lốp. Do vậy, bạn cần tháo lò xo hồi vị và giảm bớt từ 2 - 3 vòng.

Nếu lau chùi, vệ sinh thường xuyên các bộ phận bên trong lẫn bên ngoài của máy ra vào lốp sau mỗi buổi làm việc. Điều này sẽ tránh sự han gỉ làm giảm yếu tố chính xác trong quá trình vận hành.

Hy vọng qua bài viết đánh giá về máy ra vào lớp Hunter này sẽ giúp các bạn có được cái nhìn khách quan và tổng quát nhất về dòng sản phẩm ưu việt này. Mong rằng các bạn sớm lựa chọn được cho mình model ưng ý, phù hợp với mục đích và tài chính của bản thân. Ngoài ra, nếu cần tư vấn thêm về các dòng máy ra vỏ chuyên nghiệp khác, hãy liên hệ với chúng tôi theo số 0987 661 782 để được hỗ trợ.




Hỏi Đáp

Tin tức máy ra vào lốp

Tin tức máy ra vào lốp

Xem tất cả »
TOP 3 thương hiệu máy ra vào lốp Nhật Bản đáng mua nhất hiện nay

TOP 3 thương hiệu máy ra vào lốp Nhật Bản đáng mua nhất hiện nay

Bộ cấp dầu lọc nước máy ra vào lốp có nhiệm vụ gì?

Bộ cấp dầu lọc nước máy ra vào lốp có nhiệm vụ gì?

Lazang là gì? Phân loại, kích cỡ lazang ô tô?

Lazang là gì? Phân loại, kích cỡ lazang ô tô?

Bầu hơi máy ra vào lốp là gì? Bảng giá mới cập nhật 2022

Bầu hơi máy ra vào lốp là gì? Bảng giá mới cập nhật 2022

Top 5 máy ra vào lốp không săm chính hãng, giá rẻ 2022

Top 5 máy ra vào lốp không săm chính hãng, giá rẻ 2022

Lốp xe máy: Phân loại và ý nghĩa của các thông số

Lốp xe máy: Phân loại và ý nghĩa của các thông số

Thông số lốp xe tải 700-16 cũ? Lưu ý khi chọn mua

Thông số lốp xe tải 700-16 cũ? Lưu ý khi chọn mua

Lốp xe máy 90/80-17 nghĩa là gì?

Lốp xe máy 90/80-17 nghĩa là gì? "Giải mã" thông số lốp xe máy.

Chấu kẹp cao cho máy ra vào lốp có tác dụng gì?

Chấu kẹp cao cho máy ra vào lốp có tác dụng gì?

Gọi ngay
Gọi ngay
Messenger
Messenger
Zalo
Zalo
Bản đồ
Bản đồ