Cách làm móng cầu nâng 1 trụ, 2 trụ chuẩn nhất

998 lượt xem 0

Nền móng cầu nâng là yếu tố có vai trò quan trọng không kém so với chất lượng cầu nâng. Do đó, phần thi công nền móng cần đảm bảo để không xảy ra các tình huống nghiêng ngả, đổ cầu nâng gây nguy hiểm đến người điều khiển và đồ vật nâng. Vì vậy, ở nội dung của bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc cách làm móng cầu nâng tốt nhất. 

Cách làm móng cầu nâng 1 trụ, 2 trụ chuẩn nhất

Cách làm móng cầu nâng 1 trụ, 2 trụ chuẩn nhất

Cầu nâng ô tô là gì?

Cầu nâng ô tô là dòng thiết bị hỗ trợ đắc lực tại các gara ô tô, cho khả năng nâng hạ nhằm giúp người dùng dễ dàng sửa chữa, lau chùi các bộ phận dưới gầm xe. Đồng thời, cầu nâng đảm bảo mức độ an toàn với người điều khiển và phương tiện trên bàn nâng. 

Phân loại cầu nâng ô tô

Hiện nay, cầu nâng ô tô khá đa dạng với các loại chính như sau:

  • Cầu nâng 1 trụ: Là cầu nâng được trang bị 1 trụ nâng, vận hành bằng hệ thống khí nén. Thiết bị này được ứng dụng phổ biến với tải trọng tối đa 4 tấn, phù hợp với các loại xe không quá lớn. Đặc điểm nổi bật của cầu nâng 1 trụ là khả năng xoay 360 độ với thiết kế hình dạng chữ H hoặc chữ X; với kiểu lắp đặt bàn âm hoặc bàn nổi. Nội dung bài viết hôm nay, chúng ta sẽ đi tìm hiểu chi tiết về cách làm móng cầu nâng 1 trụ.

Các loại cầu nâng phổ biến

Các loại cầu nâng phổ biến

  • Cầu nâng 2 trụ: Bao gồm 2 trụ nâng và kết nối với nhau qua bàn nâng. Đây được xem là dòng máy được ưa chuộng sử dụng bởi ưu điểm nổi bật trong thiết kế và khả năng nâng hạ linh hoạt. 
  • Cầu nâng 4 trụ: Được trang bị 4 trụ nâng nên đảm bảo độ bền vững chãi cùng mức tải trọng tối đa dưới 25 tấn với các loại xe như xe khách, xe tải,... 
  • Cầu nâng cắt kéo: Hay còn gọi là cầu nâng chữ X hoặc cầu nâng kiểu xếp, với ưu điểm vượt trội là có thể sử dụng dễ dàng và vô cùng an toàn cho người sử dụng.

Hướng dẫn cách làm móng cầu nâng ô tô 1 trụ

Với cầu nâng ô tô 1 trụ, có 2 kiểu lắp đặt gồm lắp nổi và lắp âm. Và nổi bật cho cầu nâng 1 trụ là 2 dòng cầu nâng Ấn Độ và cầu nâng Việt Nam. Cụ thể với từng loại như sau:

1. Cách làm móng cầu nâng 1 trụ kiểu nổi

Kiểu lắp đặt bàn nổi có nghĩa là khi chúng ta hạ cầu nâng ở mức thấp nhất thì mặt bàn nâng sẽ cao hơn bề mặt sàn nhà. Khi đó, cách thi công rồi đào móng của kiểu này rất đơn giản nhưng lại gây phiền toái với các gờ nổi trên mặt sàn. Với cầu nâng 1 trụ Ấn Độ, chiều dài ty ben sẽ là 2,2m và đảm bảo xác định đúng loại cầu:

Bản vẽ lắp đặt cầu nâng bàn nổi của Ấn Độ

Bản vẽ lắp đặt cầu nâng bàn nổi của Ấn Độ

  • Bước 1: Trước tiên, bạn cần đào 1 hố móng với kích thước chiều rộng là 1,2m và chiều sâu là 2,5m.
  • Bước 2: Tiến hành đổ một lớp bê tông mác 300, có cốt thép với độ dày 30cm sao cho khoảng cách từ mặt bê tông đến mặt nền đảm bảo là 2,2m.

Đối với cầu nâng 1 trụ Việt Nam thì chiều dài ty ben sẽ là 2,1m nên so với cầu nâng Ấn Độ nó có chút khác biệt trong quá trình đào móng.

  • Bước 1: Vẫn tiến hành đào 1 hố móng với chiều rộng là 1,2m và chiều sâu 2,4m.
  • Bước 2: Đổ 1 lớp bê tông mác 300, có cốt theo và dày 30cm và đảm bảo khoảng cách từ mặt bê tông đến mặt nền là 2,1m.

2. Cách làm móng cầu nâng 1 trụ kiểu âm dưới nền

Kiểu âm nền tức là bàn nâng của cầu nâng khi hạ ở mức thấp nhất thì sẽ bằng với bề mặt sàn nhà hoặc thấp hơn. Với kiểu lắp đặt này thì sẽ đảm bảo tính thẩm mỹ khi gờ không xuất hiện trên mặt sàn và người dùng có thể tận dụng tối đa không gian để vận hành. Tuy nhiên, nhược điểm của loại lắp đặt này là gây khó khăn cho quá trình vệ sinh cầu nâng.

Cách làm móng cầu nâng 1 trụ kiểu âm dưới nền

Cách làm móng cầu nâng 1 trụ kiểu âm dưới nền

  • Với cầu nâng 1 trụ Ấn Độ ta cũng tiến hành làm tương tự kiểu bàn nổi gồm chiều rộng của móng đào là 1,2m và chiều sâu sẽ là 2,65m. Đồng thời, vẫn đổ bê tông mác 300 có cốt thép cùng độ dày 30cm đảm bảo khoảng cách từ mặt bê tông đến mặt sàn là 2,35m. Lúc này thì 2,35m sẽ bao gồm 2,2m chiều cao của ty nâng và 15cm độ dày bàn nâng.
  • Với cầu nâng 1 trụ Việt Nam, hố móng sẽ có chiều sâu là 2,25m gồm 2,1m cho ty nâng và 15cm cho bàn nâng. Tiến hành đổ bê tông tương tự như cầu nâng Ấn Độ. 

3. Hướng dẫn quá trình lắp cầu nâng 1 trụ

Về cơ bản, quá trình lắp đặt cầu nâng 1 trụ của Ấn Độ và Việt Nam là giống nhau. Cụ thể, sau chừng 5-7 ngày đổ nền bê tông thì chúng ta có thể tiến hành quá trình lắp đặt cầu nâng theo các bước gồm:

Hướng dẫn quá trình lắp cầu nâng 1 trụ

Hướng dẫn quá trình lắp cầu nâng 1 trụ

  • Bước 1: Đầu tiên, đưa ty ben xuống móng cầu rồi sử dụng thước thủy lực để cân bằng ty. Đây được xem là bước quan trọng nhất vì nó quyết định cầu nâng của bạn có đứng thẳng được hay không.
  • Bước 2: Đổ cát vào hố móng, lưu ý là tuyệt đối không làm ảnh hưởng đến sự cân bằng của ty và lượng cát trong hố móng cần cách mặt bằng 300mm thì phải dừng lại.
  • Bước 3: Lắp đặt đường dẫn dầu nối ty ben với thùng chứa dầu thủy lực, lưu ý là lắp đặt cẩn thận rồi kiểm tra tránh trường hợp rò rỉ khí, dầu.
  • Bước 4: Lắp đặt các bộ phận thanh đỡ, bàn nâng và thanh dẫn cầu nâng ô tô.
  • Bước 5: Sau khi thực hiện xong việc lắp đặt các bộ phận, người dùng cần gia cố thêm một lớp bê tông tại cổ cầu nâng để cố định sự vững chãi, đảm bảo không bị nghiêng đổ.

>> Xem thêm:

Hướng dẫn cách làm móng cầu nâng 2 trụ

Để tiến hành làm móng Cầu nâng ô tô 2 trụ, bạn cần thực hiện theo các giai đoạn sau:

1. Khảo sát mặt bằng làm cầu nâng

Hãy đảm bảo rằng mặt bằng nơi làm cầu có diện tích lớn, chiều rộng tối thiểu là 4m, chiều cao dành cho cầu nâng giằng dưới là 3m và giằng trên là 4m. Đồng thời, bạn cần xác định rõ hướng xe vào và vị trí quay đầu xe để đặt cầu nâng cho hợp lý.

Chọn mặt bằng lắp đặt cầu nâng

Chọn mặt bằng lắp đặt cầu nâng

2. Chuẩn bị vật tư để đổ móng cầu nâng

  • Đá 4x6
  • Cát vàng, cát đen
  • Xi măng mác cao

3. Tiến hành làm móng cầu nâng 2 trụ

Người sử dụng cần phải thực hiện theo các bước như sau:

Bản vẽ nền móng cầu nâng 2 trụ

Bản vẽ nền móng cầu nâng 2 trụ

  • Bước 1: Đào 2 hố với kích thước chiều dài 1m2, độ sâu trong khoảng 500-600mm, khoảng cách giữa 2 hố là 3200mm, khoảng cách phía trước cầu đến tường tối thiểu 3000mm đảm bảo tường không làm vướng cho quá trình sửa chữa.
  • Bước 2: Tiến hành đổ bê tông vào 2 hố cho bằng phẳng với nền nhà, rồi lèn chặt và đánh thăng bằng mặt phẳng 2 hố với nhau. Lưu ý, không cho cốt thép để sau này còn khoan vít nở. 
  • Bước 3: Để bê tông từ 5-7 ngày cho khô hẳn rồi mới tiến hành lắp đặt cầu nâng. 

4. Tìm hiểu quá trình lắp đặt cầu nâng 2 trụ

Sau khi làm móng xong, người dùng cần tiến hành lắp đặt cầu nâng theo các bước hướng dẫn:

Quá trình lắp đặt cầu nâng 2 trụ

Quá trình lắp đặt cầu nâng 2 trụ

  • Bước 1: Cố định 2 trụ của cầu nâng theo đúng kỹ thuật bằng cách bắt ốc ở dưới bê tông bằng nở sắt rồi thực hiện kiểm tra độ thẳng đứng của hai trụ.
  • Bước 2: Luồn dây cáp để lắp ráp các bộ phận, bắt giằng trên hoặc giằng dưới cho chắc chắn rồi đi dây cáp.
  • Bước 3: Lắp các bộ phận khác như cánh tay, mô tơ điện,...
  • Bước 4: Chạy thử nghiệm để kiểm tra độ cân bằng cầu nâng, khả năng nâng của từng cánh tay và sức nâng ổn định. 

Như vậy, ở nội dung bài viết này chúng tôi đã chia sẻ đến bạn cách làm móng cầu nâng 1 trụ, 2 trụ chuẩn nhất. Có thể nói, móng cầu nâng là một yếu tố vô cùng quan trọng nên việc thi công nó cần đảm bảo đúng kỹ thuật. Ngoài ra, bạn cũng nên lựa chọn cho mình một sản phẩm cầu nâng ô tô chất lượng tại một địa chỉ uy tín như Sàn thương mại Hoàng Liên để đảm bảo hiệu quả công việc tuyệt đối. Để được tư vấn, giải đáp các thắc mắc về cầu nâng ô tô thì khách hàng vui lòng liên hệ hotline 0964 593 282 hoặc truy cập website santhuongmaidientu.vn nhé!

Hỏi Đáp

Tin tức cầu nâng

Tin tức cầu nâng

Xem tất cả »
Gợi ý TOP 5 cầu nâng cắt kéo nâng bụng tốt nhất hiện nay

Gợi ý TOP 5 cầu nâng cắt kéo nâng bụng tốt nhất hiện nay

Báo giá 3 mẫu kích thủy lực 10 tấn chất lượng nhất hiện nay

Báo giá 3 mẫu kích thủy lực 10 tấn chất lượng nhất hiện nay

TOP 3 kích thủy lực 500kg chất lượng nhất thị trường

TOP 3 kích thủy lực 500kg chất lượng nhất thị trường

Bảng Báo Giá Cầu Nâng 1 Trụ Chuyên Rửa Xe Ô Tô Mới Nhất

Bảng Báo Giá Cầu Nâng 1 Trụ Chuyên Rửa Xe Ô Tô Mới Nhất

[Giải Đáp] Nên Chọn Cầu Nâng 1 Trụ Âm Nền Hay Dương Nền?

[Giải Đáp] Nên Chọn Cầu Nâng 1 Trụ Âm Nền Hay Dương Nền?

Kích Thước Cầu Nâng 1 Trụ Từng Loại Chi Tiết

Kích Thước Cầu Nâng 1 Trụ Từng Loại Chi Tiết

[Chi tiết] Bản vẽ cầu nâng 1 trụ lắp nổi & âm nền

[Chi tiết] Bản vẽ cầu nâng 1 trụ lắp nổi & âm nền

Kích thủy lực hành trình dài và những điều cần biết

Kích thủy lực hành trình dài và những điều cần biết

Cầu nâng ô tô 4 trụ có gì đặc biệt? Cấu tạo và lưu ý khi sử dụng

Cầu nâng ô tô 4 trụ có gì đặc biệt? Cấu tạo và lưu ý khi sử dụng

Gọi ngay
Gọi ngay
Messenger
Messenger
Zalo
Zalo
Bản đồ
Bản đồ