Kiểm định bình nén khí: Quy định, Quy trình kiểm định chuẩn kỹ thuật

724 lượt xem 0

Kiểm định bình nén khí là quá trình kiểm tra, đánh giá tình trạng kỹ thuật máy nén khí công nghiệp sao cho phù hợp và an toàn theo quy định kiểm định của luật an toàn lao động. Kiểm định bình nén khí là bắt buộc, mọi doanh nghiệp, tổ chức cần thực hiện định kỳ. Vậy tại sao phải kiểm định bình nén khí, quy trình kiểm định như thế nào? Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây để nắm được thông tin chi tiết.

Vì sao cần phải kiểm định bình nén khí?

Bình nén khí được sử dụng trong các doanh nghiệp có quy mô lớn với nhu cầu sử dụng khí nén cao. Khí nén sẽ liên quan trực tiếp đến con người, để đảm bảo an toàn lao động thì việc kiểm định bình tích áp định kỳ là điều cần thiết.

Kiểm định bình nén khí cần thực hiện định kỳ

Bên cạnh đó, việc kiểm định bình chứa khí nén nhằm

  • Đảm đảm bảo an toàn khi vận hành bình chứa khí nén, máy nén khí.
  • Giúp thiết bị vận hành ổn định hơn, tăng năng suất lao động do công việc không bị gián đoạn hay ngắt quãng.
  • Tuân thủ quy định của pháp luật trong việc sử dụng thiết bị yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Bình chứa khí nén cần được kiểm định theo đúng quy định của pháp luật.

Bình nén khí phải trải qua các bước kiểm tra kỹ thuật nghiêm ngặt, nếu thỏa mãn các yêu cầu mới được đưa vào sử dụng. Bình tích áp đã qua sử dụng cũng bắt buộc phải kiểm định định kỳ.

Trong thời gian sử dụng, nếu hết hạn, các đơn vị cần có trách nhiệm liên các hệ đơn vị, trung tâm kiểm định máy nén khí đến để tiến hành kiểm tra định kỳ. Tất cả các sản phẩm trước khi xuất xưởng đều phải có giấy kiểm định máy nén khí, đảm bảo TCVN về máy nén khí.

Liên hệ trung tâm kiểm định máy nén khí đến để tiến hành kiểm tra định kỳ

Quy định kiểm định bình nén khí tiêu chuẩn

Bình nén khí là thiết bị chịu áp lực, vì vậy khi kiểm định an toàn cho bình tích áp hay bình chứa máy nén khí cần áp dụng các tiêu chuẩn kiểm định như sau:

  • QCVN 01:2008/BLĐTBXH - Quy chuẩn quốc gia về kỹ thuật an toàn lao động nồi hơi và bình chịu áp lực.
  • QTKĐ 07:2016/BLĐTBXH - Quy trình kiểm định an toàn kỹ thuật bình chịu áp lực.
  • TCVN 8366: 2010 - Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo bình chịu áp lực.
  • TCVN6155:1996 - Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa bình chịu áp lực.
  • TCVN6156:1996 - Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa, phương pháp thử bình chịu áp lực.
  • TCVN6008:2010 - Yêu cầu kỹ thuật về mối hàn và phương pháp kiểm tra thiết bị chịu áp lực.

Quy định kiểm định cần tuân thủ các tiêu chuẩn nhất định

Có thể sử dụng các tiêu chuẩn kiểm máy nén khí của nước ngoài nhưng không được thấp hơn mức quy định trong nước.

Giá kiểm định bình nén khí, máy nén khí có bình chứa đi kèm được Nhà nước quy định mức phí tối thiểu theo thông tư số 41/TT/2016/BLĐTBXH dựa vào dung tích bình chứa. Tùy từng trường hợp cụ thể mà giá kiểm định có thay đổi.

Quy trình kiểm định máy nén khí trong công nghiệp

Quy trình kiểm định máy nén khí có bình chứa đi kèm, bình nén khí được thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ

Trước khi tiến hành kiểm định bình chịu áp lực, cần chuẩn bị các tài liệu, bao gồm: hồ sơ xuất xưởng, nhật ký vận hành, bảo trì, sửa chữa, hồ sơ kiểm định lần trước.

Bước 2: Kiểm định kỹ thuật bên trong - ngoài

  • Kiểm tra sự cố ăn mòn trên bề mặt kim loại, các biến dạng hình học.
  • Xem xét tình trạng kỹ thuật các cơ cấu che chắn, bảo vệ máy nén khí.
  • Kiểm tra ăn mòn kim loại, mối hàn bằng phương pháp siêu âm, chụp phim, thẩm thấu, bột từ.

Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của bình tích áp

Bước 3: Tiến hành thử nghiệm

  • Thời hạn thử thủy lực (thử bền) bình nén khí, không quá 6 năm/ lần
  • Áp suất bình nén khí nhỏ hơn 5 bar: Pthử = 1.5Plv, không nhỏ hơn 2 bar.
  • Áp suất bình nén khí từ 5 bar trở lên: Pthử = 1.25Plv, không nhỏ hơn Plv+3.

Bước 4: Kiểm tra cơ cấu an toàn, thiết bị đo lường

Kiểm tra các thiết bị đo lường, cơ cấu an toàn gồm: Van an toàn, áp kế, rơ le nhiệt độ, áp suất, cách điện vỏ thiết bị, hệ thống nối đất.

Bước 5: Kiểm tra vận hành

Vận hành máy nén khí, bình tích áp ở áp suất làm việc lớn nhất cho phép. Sao đó kiểm tra tình trạng làm việc của các cơ cấu an toàn, bảo vệ, các thiết bị đo lường tự động.

Bước 6: Xử lý kết quả kiểm định bình nén khí

  • Lập biên bản kiểm định bình tích áp theo mẫu được luật lao động quy định
  • Dán tem kiểm định máy nén khí thông qua biên bản kiểm tra và ban hành giấy kiểm định máy nén khí.

Giấy chứng nhận kiểm định an toàn cho thiết bị nén khí

Kiểm định bình nén khí thế nào là đạt chuẩn

Thông thường, bình nén khí có thời hạn kiểm định bình khí nén an toàn định kỳ không quá 3 năm. Điều này được căn cứ vào quy trình kiểm định QTKĐ: 07 - 2016/BLĐTBXH, Thời hạn kiểm định còn 1 năm nếu sử dụng trên 24 năm.

Tuy nhiên trên thực tế, thời hạn kiểm định sẽ phụ thuộc vào công việc bảo dưỡng của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó còn phụ thuộc vào môi trường làm việc như: Bình tích áp làm việc trong môi trường có chứa chất ăn mòn, làm việc ngoài trời không được che chắn tỉ mỉ, môi trường làm việc nhiều bụi bẩn thời hạn kiểm định sẽ rút ngắn lại.

Đối với bình khí nén chuyên chở lưu động trên các công trình thì thời gian kiểm định là một năm một lần. Tuy nhiên, thời hạn kiểm định cụ thể phải phụ thuộc vào giai đoạn kiểm tra của kỹ thuật viên, phải nêu rõ lý do khi rút ngắn thời gian kiểm định.

Thời gian kiểm định bình nén khí không quá 3 năm

Có những hình thức kiểm định máy nén khí nào?

Quy trình kiểm định bình khí nén gồm những hình thức sau:

Kiểm định lần đầu

Khi thiết bị mới chế tạo xong, chuẩn bị đưa vào sử dụng sẽ được kiểm định lần đầu. Công việc thực hiện bao gồm: siêu âm đường hàn, siêu âm bề dày, thử thủy lực, thử kín, thử vận hành.

Đây là lần kiểm định quan trọng nhất đối với máy nén khí bởi nếu không đạt cần tiến hành sửa chữa, khắc phục ngay. Một số trường hợp máy nén khí nhập khẩu có thể bỏ quan thử thủy lực và siêu âm đường hàn vì trước khi xuất xưởng nhà sản xuất đã kiểm tra và gửi thông số cho đơn vị phân phối.

Kiểm định định kỳ

Khi hết thời hạn thời gian kiểm định lần đầu, theo quy định phải tiến hành kiểm định định kỳ hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, hàng năm.

Chú ý kiểm tra bình nén khí định kỳ để đảm bảo an toàn

Kiểm định bất thường

Được tiến hành khi vận chuyển thiết bị từ nơi này sang nơi khác và có xảy ra hiện tượng va chạm với vật cứng hoặc gây biến dạng. Lúc này, chúng ta cần tiến hành kiểm định bất thường. Kiểm định bất thường được tiến hành ngay cả khi kiểm định lần đầu hoặc định kỳ vẫn còn hiệu lực.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về kiểm định bình nén khí và máy nén khí có bình chứa đi kèm theo pháp luật quy định. Mọi thông tin chi tiết cần hỗ trợ, tư vấn vui lòng để lại bình luận phía dưới bài viết, chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp nhanh chóng.

Hỏi Đáp

Tin tức máy nén khí

Tin tức máy nén khí

Xem tất cả »
Máy nén khí trong ngành điện tử ứng dụng ra sao?

Máy nén khí trong ngành điện tử ứng dụng ra sao?

[Hé lộ] | Dầu máy nén khí trục vít Shell có điểm gì nổi bật?

[Hé lộ] | Dầu máy nén khí trục vít Shell có điểm gì nổi bật?

Phớt máy nén khí không dầu: Phân loại và công năng

Phớt máy nén khí không dầu: Phân loại và công năng

Dầu dùng cho máy nén khí Piston: Cách lựa chọn sản phẩm phù hợp

Dầu dùng cho máy nén khí Piston: Cách lựa chọn sản phẩm phù hợp

Địa chỉ mua phụ kiện máy nén khí không dầu chính hãng

Địa chỉ mua phụ kiện máy nén khí không dầu chính hãng

Đánh giá TOP 3 máy nén khí không dầu 25 lít chính hãng, tốt nhất

Đánh giá TOP 3 máy nén khí không dầu 25 lít chính hãng, tốt nhất

Top model dòng máy nén khí Standard được ưa chuộng nhất năm 2022

Top model dòng máy nén khí Standard được ưa chuộng nhất năm 2022

Đánh giá máy nén khí Power Sonic nội địa Nhật chất lượng

Đánh giá máy nén khí Power Sonic nội địa Nhật chất lượng

Đánh giá chất lượng các thương hiệu máy nén khí đến từ Ấn Độ

Đánh giá chất lượng các thương hiệu máy nén khí đến từ Ấn Độ

Gọi ngay
Gọi ngay
Messenger
Messenger
Zalo
Zalo
Bản đồ
Bản đồ