Tìm hiểu về đơn vị khí nén được sử dụng phổ biến nhất hiện nay

297 lượt xem 0
Đơn vị đo khí nén được ứng dụng rộng rãi trên thị trường với các đơn vị tiêu biểu như: Bar, mbar, Psi, Mpa, KPa, Pa,... Việc nằm lòng các đơn vị khí nén và cách quy đổi là vô cùng quan trọng để dễ dàng hơn trong việc lựa chọn, vận hành, tinh chỉnh hệ thống tối ưu nhất. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về đơn vị đo áp suất khí nén này, sàn thương mại Hoàng Liên sẽ cung cấp thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.

Các đơn vị khí nén phổ biến hiện nay

Đơn vị khí nén được dùng để đo áp suất cho các thiết bị như máy nén khí, máy rửa xe, máy sấy khí,... Các đơn vị đo áp suất phổ biến hiện nay có thể kể đến như: bar, Kpa, Mpa, Mbar, PSI, mmHg, mmH₂O,... Thế nhưng, được sử dụng nhiều nhất hiện nay chỉ có một số đơn vị điển hình như: bar, PSI và Mpa.

Đơn vị khí nén là đơn vị đo lường áp suất

PSI (pound/ inch vuông)

PSI là đơn vị đo áp suất hoặc áp lực có xuất xứ từ Bắc Mỹ. Ký hiệu PSI - viết tắt của cụm từ “Pound Per Square Inch”.  PSI thường được sử dụng để đo áp suất chất khí (áp suất khí nén) hoặc áp suất của chất lỏng (áp suất thủy lực). PSI thể hiện lực tác dụng lên bình chứa bằng hai chất lỏng tương đối khi đo áp suất khí nén và thủy lực.

PSI thường được sử dụng để đo áp suất chất khí

Cách chuyển đổi đơn vị PSI:

  • 1 Psi = 68.95 mBar
  • 1 Psi = 0.0689 Bar
  • 1 Psi = 0.0681 Atm
  • 1 Psi = 6895 Pa
  • 1 Psi = 6.895 kPa
  • 1 Psi = 0.006895 MPa
  • 1 Psi = 703.8 mmH₂0
  • 1 Psi = 27.71 in.H₂0
  • 1 Psi = 51.715 mmHg

Đơn vị khí nén Bar

Bar là đơn vị đo áp suất khí nén phổ biến dùng cho các dòng máy nén khí trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên, bar không phải là đơn vị của hệ thống đơn vị quốc tế (SI), được giới thiệu bởi nhà khí tượng học Na Uy. 1 Bar = 100.000 Pa, thấp hơn so với áp suất khí quyển trung bình trên Trái Đất tại mặt nước biển. Bar và kg/cm² là 2 đơn vị khí nén xấp xỉ bằng nhau, 1 bar = 1.02kg/cm².

Bar là đơn vị đo áp suất khí nén phổ biến cho máy nén khí

Cách chuyển đổi đơn vị Bar

Quy đổi theo “hệ mét”

  • 1 bar = 0.1 Mpa
  • 1 bar = 1.02 kgf/cm²
  • 1 bar = 100 kPa
  • 1 bar = 1000 hPa
  • 1 bar = 1000 mbar
  • 1 bar = 10197.16 kgf/m²
  • 1 bar = 100000 Pa

Chuyển đổi theo “áp suất”

  • 1 bar = 0.99 atm
  • 1 bar = 1.02 technical atmosphere

Chuyển đổi theo “hệ thống cân lường”

  • 1 bar = 0.0145 Ksi
  • 1 bar = 14.5 Psi
  • 1 bar = 2088.5 pound per square foot

Chuyển đổi theo “cột nước”

  • 1 bar = 10.19 mH₂O
  • 1 bar = 401.5 inH₂O
  • 1 bar = 1019.7 cmH₂O

Chuyển đổi theo “thủy ngân”

  • 1 bar = 29.5 inHg
  • 1 bar = 75 cmHg
  • 1 bar = 750 mmHg
  • 1 bar = 750 Torr

Đơn vị khí nén Pa - mPa - kPa

Trong các ngành công nghiệp, áp suất là một trong những biến số quan trọng, được dùng nhiều nhất trong các ứng dụng trong nghiên cứu và kỹ thuật. Trong đó phải kể đến Mpa – kPa – Pa là những đơn vị đo áp suất quen thuộc, dùng chủ yếu ở châu Á.

Đơn vị Pa

Pa viết tắt của Pascal - đơn vị đo áp suất trong hệ đo lường quốc tế (SI), được đặt theo tên nhà toán học và vật lý người Pháp - Blaise Pascal. Một pascal là áp suất tác dụng bởi lực có độ lớn một newton vuông góc lên diện tích một mét vuông (1 Pa = 1 N/m²). Đơn vị Pa được sử dụng nhiều trong kỹ thuật, đặc biệt là các thiết bị đo áp suất như: máy nén khí công nghiệp, đồng hồ áp suất, cảm biến áp suất,…

Pa được dùng nhiều trong kỹ thuật, đặc biệt là các thiết bị đo áp suất

Các quy đổi đơn vị Pa

  • 1 Pa = 0.000145 PSI 1
  • Pa = 0.01 mBar
  • 1 Pa = 0.00001 Bar
  • 1 Pa = 0.0001 atm
  • 1 Pa = 0.001 kPa
  • 1Pa = 0.000001 Mpa

Đơn vị kPa

Kilopascal (kPa) - đơn vị đo áp suất trong đó 1Kpa = 1000Pa thay vì viết 1000 Pa ta đổi sang đơn vị sang Kpa và viết thành 1 Kpa. Cũng như Mpa, kPa được sử dụng rộng rãi tại các nước Châu Á, dùng để mô tả áp suất không khí dưới khí quyển, áp suất không khí chênh lệch thấp trong hệ thống thông gió của tòa nhà và đồng hồ áp suất.

kPa được dùng để mô tả áp suất của không khí dưới khí quyển

Cách quy đổi đơn vị khí nén kPa

  • 1 kPa = 0.14504 psi
  • 1 kPa = 10 mbar
  • 1 kPa = 0.01 bar
  • 1 kPa = 0.00987 atm
  • 1 kPa = 1000Pa
  • 1 kPa = 1 kPa
  • 1 kPa = 0.001 MPa
  • 1 kPa = 102.07 mmH₂O
  • 1 kPa = 4.019 in.H₂O
  • 1 kPa = 7.5 mmHg
  • 1 kPa = 0.295 in.Hg
  • 1 kPa = 0.0102 kg/cm²

Đơn vị Mpa

Megapascal (Mpa) - đơn vị đo áp suất trong hệ đo lường quốc tế (SI) và có mối quan hệ mật thiết với các đơn vị áp suất khác. Mpa được sử dụng trong hầu hết các thiết bị đo máy nén khí, áp suất lò hơi, áp suất thuỷ lực, đồng hồ áp suất, cảm biến áp suất. Mpa là đơn vị áp suất phổ biến dùng để đo chất lỏng và chất khí, được ứng dụng trong công nghiệp và xây dựng: nhà máy thép, điện, máy nén khí, áp suất thủy lực,...

Mpa là đơn vị áp suất phổ biến dùng để đo chất lỏng và chất khí

  • 10 Mpa = 145.04 psi x 10 = 1450.4 psi
  • 1Mpa = 10000 mbar x 0.1 = 1000 mbar
  • 6 Mpa = 10 bar x 6 = 60 bar
  • 1 Mpa = 0.87 atm
  • 1 Mpa = 1000000 Pa
  • 1 Mpa = 1000Kpa
  • 1 Mpa = 101971.6 mmH₂0
  • 1 Mpa = 4014.6 inH₂0

Tại sao lại có nhiều đơn vị khí nén như vậy?

Theo quy định, tại mỗi quốc gia, các thiết bị đo lường áp suất sẽ có các chuẩn đo khác nhau. Hiện nay, có nhiều khu vực trên thế giới đã tạo ra giá trị đo lường áp suất riêng, điển hình như Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á. Theo đó, mỗi khu vực sẽ có các quốc gia đại diện trong việc tạo ra các đơn vị này.

Tại mỗi quốc gia sẽ có đơn vị đo lường áp suất khác nhau

  • Bắc Mỹ: Quốc gia điển hình là Mỹ bởi đây là một cường quốc đứng hàng đầu Thế giới về kinh tế, ngành công nghiệp, cũng là nước đi đầu trong việc tạo ra các đơn vị chuẩn đo áp suất. Mỹ được xem là quốc gia đại diện cho đơn vị đo áp suất Psi hiện nay.
  • Châu Âu: Châu Âu có nhiều quốc gia, vùng kinh tế liên kết với nhau, các tổ chức đa quốc gia như G7 của các nước Anh, Pháp, Đức,.. Đây đều là các quốc gia có nhiều thành tựu lớn về kinh tế, ngành công nghiệp. Trong khu vực này, đơn vị đo áp suất được dùng phổ biến là Bar, mbar.
  • Châu Á: Hai quốc gia có nền công nghiệp phát triển lâu đời, mạnh mẽ là Nhật Bản và Hàn Quốc. Và Nhật Bản là nước tạo ra đơn vị đo lưu lượng khí nén là Mpa , KPa , Pa,...

Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc sẽ có thêm kiến thức về các đơn vị khí nén được dùng phổ biến hiện nay. Từ đó giúp ích cho bạn trong việc chuyển đổi đơn vị đo lưu lượng khí nén một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất, áp dụng dễ dàng trong công việc cũng như nghiên cứu của mình.

Hỏi Đáp

Tin tức máy nén khí

Tin tức máy nén khí

Xem tất cả »
Máy nén khí trong ngành điện tử ứng dụng ra sao?

Máy nén khí trong ngành điện tử ứng dụng ra sao?

[Hé lộ] | Dầu máy nén khí trục vít Shell có điểm gì nổi bật?

[Hé lộ] | Dầu máy nén khí trục vít Shell có điểm gì nổi bật?

Phớt máy nén khí không dầu: Phân loại và công năng

Phớt máy nén khí không dầu: Phân loại và công năng

Dầu dùng cho máy nén khí Piston: Cách lựa chọn sản phẩm phù hợp

Dầu dùng cho máy nén khí Piston: Cách lựa chọn sản phẩm phù hợp

Địa chỉ mua phụ kiện máy nén khí không dầu chính hãng

Địa chỉ mua phụ kiện máy nén khí không dầu chính hãng

Đánh giá TOP 3 máy nén khí không dầu 25 lít chính hãng, tốt nhất

Đánh giá TOP 3 máy nén khí không dầu 25 lít chính hãng, tốt nhất

Top model dòng máy nén khí Standard được ưa chuộng nhất năm 2022

Top model dòng máy nén khí Standard được ưa chuộng nhất năm 2022

Đánh giá máy nén khí Power Sonic nội địa Nhật chất lượng

Đánh giá máy nén khí Power Sonic nội địa Nhật chất lượng

Đánh giá chất lượng các thương hiệu máy nén khí đến từ Ấn Độ

Đánh giá chất lượng các thương hiệu máy nén khí đến từ Ấn Độ

Gọi ngay
Gọi ngay
Messenger
Messenger
Zalo
Zalo
Bản đồ
Bản đồ