Quy trình bảo dưỡng tháp giải nhiệt và cách bảo dưỡng chi tiết

442 lượt xem 0

Sau một thời gian sử dụng, tháp làm mát khó tránh khỏi tình trạng ăn mòn, cáu cặn, các chi tiết bị suy yếu,... Do đó chúng ta cần bảo dưỡng tháp giải nhiệt để thiết bị vận hành tốt nhất. Dưới đây là quy trình bảo dưỡng tổng thể cũng như cách bảo dưỡng cụ thể từng bộ phận tháp giải nhiệt, quý vị đừng bỏ lỡ nhé.

Tại sao cần phải bảo dưỡng tháp giải nhiệt?

Bất kỳ loại máy móc nào sau một khoảng thời gian sử dụng cũng cần được kiểm tra bảo dưỡng để đảm bảo hiệu suất làm việc cũng như chất lượng máy và tháp giải nhiệt cũng không phải là ngoại lệ. Nếu như chúng ta không tiến hành bảo dưỡng tháp giải nhiệt định kỳ thì chúng rất dễ gặp một số vấn đề như sau:

Bảo dưỡng tháp giải nhiệt định kỳ vô cùng quan trọng

Bảo dưỡng tháp giải nhiệt định kỳ vô cùng quan trọng

  • Chất lượng tháp nói chung và các chi tiết tháp giải nhiệt nói riêng bị xuống cấp, chất lượng suy giảm. Cụ thể như bơm bị suy yếu, đường ống bị tắc,... Do đó mà chúng ta sẽ tốn nhiều chi phí cho sửa chữa.
  • Lâu không vệ sinh thường dẫn đến tình trạng ăn mòn tháp giải nhiệt, cáu cặn, rong rêu,... Từ đó ảnh hưởng đến toàn bộ tháp làm mát.
  • Hiệu quả làm mát kém do các chi tiết bị ảnh hưởng khiến cho quá trình làm mát nước kém hiệu quả. Bơm bị yếu khiến nguồn nước cấp cho tháp không đủ. Quạt bị giảm tốc độ khiến lượng không khí mát vào tháp yếu đi. Tấm tản nhiệt bị cáu cặn bám đầy,... Tất cả đều làm ảnh hưởng, tác động tới khả năng làm mát của tháp hạ nhiệt.
  • Việc tháp giải nhiệt vận hành kém hiệu quả còn gây ra tình trạng tốn nước, tốn điện,... Vì vậy mà chi phí vận hành của tháp sẽ cao lên.

Với những lý do vừa kể trên chúng ta có thể thấy việc bảo dưỡng tháp giải nhiệt định kỳ là vô cùng cần thiết.

Khi nào cần bảo dưỡng tháp giải nhiệt?

Theo khuyến nghị từ nhà sản xuất cũng như những người dùng có kinh nghiệm thì khoảng 6 tháng bạn nên tiến hành bảo dưỡng tháp làm mát 1 lần. Hay khi tháp tản nhiệt của bạn có những dấu hiệu sau đây thì cũng cần phải ngay lập tức kiểm tra, bảo dưỡng tháp:

Nếu đáy tháp có rong rêu, cáu cặn cần vệ sinh ngay lập tức

Nếu đáy tháp có rong rêu, cáu cặn cần vệ sinh ngay lập tức

  • Quạt tạo gió trên đỉnh tháp bị đảo chiều, xuất hiện tiếng kêu lạ trong quá trình hoạt động.
  • Tháp bị rung mạnh, độ ồn lớn sau một thời gian vận hành. 
  • Bộ phận bơm của tháp hạ nhiệt nước bị rò rỉ ở phớt. Khi bơm thì phát ra tiếng động lạ hoặc thân bơm bị nóng lên bất thường trong quá trình vận hành..
  • Tại đáy bể xuất hiện cáu cặn, rong rêu, nước có mùi,...
  • Tấm tản nhiệt nước xuất hiện nhiều cặn bẩn, thường chuyển màu xám vôi do bám cặn CaCO3.
  • Lưu lượng nước tuần hoàn trong hệ thống tháp bị giảm, không đáp ứng được yêu cầu công việc.

Quy trình bảo dưỡng tháp giải nhiệt nói chung

Tháp giải nhiệt là thiết bị làm mát nước bằng cách trích nhiệt từ nước sau đó thải hơi nóng ra bên ngoài. Tháp có kết cấu khá lớn cho nên việc bảo dưỡng không quá đơn giản. Nếu như bạn muốn bảo dưỡng tháp giải nhiệt thì có thể tham khảo quy trình sau đây.

Bước 1: Loại bỏ cáu cặn, rong rêu bên trong tháp giải nhiệt

Trong quá trình vận hành lâu dài, nếu như nguồn nước cấp cho tháp không đảm bảo, kết hợp thêm các tác nhân thúc đẩy như ánh sáng, nhiệt độ phù hợp, nồng độ oxy, khoáng chất trong nước,... rất dễ dẫn đến tình trạng cáu cặn, ăn mòn cũng như rong rêu tháp giải nhiệt.

Dùng hóa chất để tẩy cáu cặn

Dùng hóa chất để tẩy cáu cặn

Tình trạng này có thể làm bít tắc đường ống, hỏng linh kiện, xuất hiện mùi hôi, sản sinh vi khuẩn gây bệnh,... Do đó bạn cần vệ sinh loại bỏ cặn, phương pháp phổ biến nhất là dùng hóa chất. Lựa chọn loại hóa chất thích hợp với tình trạng của tháp (ăn mòn, cáu cặn, han gỉ). Để một mức nước nhất định trong tháp sau đó pha hóa chất với liều lượng theo hướng dẫn từ nhà sản xuất. 

Sau đó mở van để cho hóa chất tuần hoàn đi khắp tháp, đợi một khoảng thời gian để nước chứa hóa chất len lỏi hết mọi ngóc ngách. Sau cùng là mở van đáy để xả bỏ. Lưu ý, tùy loại hóa chất mà bạn cần thêm hóa chất trung hòa để hóa chất xả ra ngoài không gây hại cho môi trường.

Bước 2: Vệ sinh đường ống dẫn nước

Sau khi sử dụng hóa chất thì những chất bẩn đã mềm ra. Nhân viên kỹ thuật sẽ tháo các đường ống, đầu phun ra sau đó sử dụng dòng nước cao áp từ máy rửa xe để xịt sạch. Cần làm sạch cả trong lẫn ngoài để khả năng dẫn nước tốt nhất.

Kiểm tra đường ống trong tháp làm mát

Kiểm tra đường ống trong tháp làm mát

Bước 3: Vệ sinh quạt gió và vỏ tháp

Vỏ tháp và cánh quạt thường rất dễ bám bụi, độ bẩn cao. Do đó cần kiểm tra xem chúng có bị oxi hóa hay không, kiểm tra các ốc vít xem có chặt không. Dùng máy rửa xe để xịt sạch bụi bẩn là được.

Bước 4: Kiểm tra dầu bôi trơn

Nhiều tháp giải nhiệt vận hành bởi hệ thống truyền động dây đai cụ thể là phần quạt trên đỉnh tháp. Do đó, để chúng có thể vận hành trơn tru, ổn định thì cần tra dầu bôi trơn cho động cơ, từ đó giảm ma sát giữa các chi tiết.

Bước 5: Kiểm tra hệ thống điện

Hệ thống điện cũng cần được kiểm tra chi tiết để đảm bảo xem có đứt hở ở đâu không. Nguồn điện cấp cho tháp phải tương thích với công suất tháp. Điện cấp đến máy bơm, động cơ, hệ thống điều khiển,... cũng cần được kiểm tra kỹ càng. 

Bước 6: Vận hành thử sau khi bảo dưỡng

Sau khi đã tiến hành bảo dưỡng xong các chi tiết thì chúng ta sẽ lắp lại như cũ sau đó tiến hành châm nước vào tháp, bật hệ thống điều chỉnh mực nước, mở hệ thống đo lường cảm biến nhiệt độ,... Nếu thấy tháp vận hành ổn định, không có tiếng kêu lạ, không rung lắc là được.

Kiểm tra, bảo dưỡng tháp giải nhiệt cụ thể từng bộ phận

Bên trong tháp giải nhiệt có rất nhiều các bộ phận khác nhau, để bảo dưỡng tháp giải nhiệt, bạn cũng có thể kiểm tra từng bộ phận chính như sau:

Kiểm tra vỏ tháp giải nhiệt

Những chiếc tháp làm mát đặc biệt là những model lớn có phần vỏ đều được ghép từ nhiều phần khác nhau. Cho nên một số trường hợp có thể bị rò rỉ, hở. Bạn cần kiểm tra xem chúng có bị rò rỉ hay không.

Vệ sinh vỏ tháp

Vệ sinh vỏ tháp

Một số tháp làm từ kim loại có nguy cơ bị ăn mòn. Hãy kiểm tra xem lớp phủ có còn tốt hay không. Nếu lớp phủ bị bong tróc thì cần sơn phủ lớp mới để đảm bảo an toàn cho vỏ tháp.

Kiểm tra hệ thống quạt

Quạt được lắp trên đỉnh tháp và được kết nối với mô tơ bởi hệ thống puly, dây đai. Khi mô tơ quay quạt cũng sẽ quay để tạo ra luồng gió có lực hút lớn nhằm hút không khí lạnh từ bên ngoài vào tháp. Khí lạnh này hỗ trợ việc tản nhiệt, làm khí nóng trong nước bay hơi ra ngoài.

Với quạt, chúng ta cần kiểm tra tình trạng của dây đai xem nó có bị ăn mòn, dão hay không. Nếu có thì cần thay mới. Các puli cũng cần kiểm tra để xem có bị ăn mòn hay sứt mẻ trong rãnh puly hay không. Kiểm tra chất bôi trơn tại ổ trục quạt và bôi trơn lại nếu cần. Kiểm tra vòng bi xem có bị lỏng hoặc bị hỏng hay không. 

Kiểm tra quạt

Kiểm tra quạt

Nếu như quạt bị nghiêng thì cần điều chỉnh lại cho cân bằng để luồng gió ổn định, không có tiếng ồn trong quá trình vận hành. Đo góc độ của mỗi cánh quạt rồi điều chỉnh lại góc độ các cánh quạt theo khuyến nghị của nhà sản xuất trong khoảng + 1/2 °. 

Xem thêm:

Tổng hợp 8 lỗi tháp giải nhiệt phổ biến và cách khắc phục

Nguyên nhân tháp giải nhiệt bị ăn mòn - Phương pháp chống ăn mòn tháp giải nhiệt

Kiểm tra tấm tản nhiệt

Tháp giải nhiệt hiện nay thường có 2 loại tấm giải nhiệt khác nhau là loại vảy và loại phim. Ở cả hai loại này bạn đều cần kiểm tra sự tích tụ của cặn, rong rêu,... trên bề mặt. Ngoài ra, cần kiểm tra xem có bị ăn mòn, rách, chảy xệ hay không. Khi chúng không đảm bảo yêu cầu thì cần thay mới. 

Tùy vào nhiệt độ nguồn nước mà bạn sẽ lựa chọn loại tản nhiệt khác nhau. Tấm tản nhiệt trắng phù hợp với tháp có nguồn nước có nhiệt độ cao từ 60 - 100 độ C. Còn tấm tản nhiệt đen phù hợp cho tháp sử dụng nguồn nước có nhiệt độ dưới 60 độ C.

Vệ sinh tấm tản nhiệt

Vệ sinh tấm tản nhiệt

Kiểm tra đầu phun, đường ống

Đường ống có nhiệm vụ vận chuyển nước quá nhiệt vào tháp cũng như chuyển nước đã làm mát ra ngoài. Nếu đường ống gặp sự cố thì chúng sẽ làm gián đoạn quá trình vận hành. Do đó cần phải kiểm tra xem trong lòng ống có bị đóng cặn không. Nếu có thì sử dụng hóa chất như ở trên đã nói là được.

Đầu phun sẽ phun nước dưới dạng tia xuống tấm tản nhiệt. Do đó bạn cần kiểm tra xem các đầu phun có bị tắc hay không. Nếu có hãy dùng hóa chất hoặc các đinh nhọn để thông các lỗ tắc.

Kiểm tra thiết bị lọc

Để tránh tình trạng nước lẫn nhiều khoáng chất gây ăn mòn, cáu cặn trong các bộ phận của tháp giải nhiệt thì tháp cần dùng thiết bị lọc. Nó giúp làm mềm nước cứng, giảm đáng kể lượng khoáng chất cũng như cặn bẩn trong nước.

Cung cấp nguồn nước sạch đã qua xử lý cho tháp

Cung cấp nguồn nước sạch đã qua xử lý cho tháp

Bạn cần kiểm tra tình trạng của các vòng đệm, đảm bảo rằng nước không vượt qua các tấm khử qua các vòng đệm bị hư hỏng hoặc bị thiếu.

Kiểm tra đáy tháp

Đáy tháp chứa lượng nước mát sau khi đã hạ nhiệt. Do đó mà phần này thường xuất hiện nhiều rong rêu, cặn bẩn. Do đó bạn cần tiến hành xả đáy định kỳ khoảng 3 tháng 1 lần để hạn chế cặn bẩn.

Trên đây là một số thông tin khái lược về bảo dưỡng tháp giải nhiệt. Hy vọng những chia sẻ trên đây có thể giúp bạn đảm bảo chất lượng tháp làm mát của mình.

Hỏi Đáp

Tin tức tháp giải nhiệt

Tin tức tháp giải nhiệt

Xem tất cả »
Mua tháp giải nhiệt tại Hải Phòng ở đâu chính hãng, giá rẻ?

Mua tháp giải nhiệt tại Hải Phòng ở đâu chính hãng, giá rẻ?

Đồ án tháp giải nhiệt là gì? Tìm đồ án tháp giải nhiệt ở đâu?

Đồ án tháp giải nhiệt là gì? Tìm đồ án tháp giải nhiệt ở đâu?

Cách tính chọn và phần mềm tính chọn tháp giải nhiệt

Cách tính chọn và phần mềm tính chọn tháp giải nhiệt

Nơi bán tháp giải nhiệt ở Hà Nội giá rẻ

Nơi bán tháp giải nhiệt ở Hà Nội giá rẻ

Ưu, nhược điểm của tháp giải nhiệt BAC

Ưu, nhược điểm của tháp giải nhiệt BAC

Tìm hiểu ưu điểm của tháp giải nhiệt Carrier

Tìm hiểu ưu điểm của tháp giải nhiệt Carrier

Cấu tạo, ưu điểm và lưu ý Tháp tản nhiệt PCE

Cấu tạo, ưu điểm và lưu ý Tháp tản nhiệt PCE

Nguyên nhân và cách khắc phục triệt để Sự cố tháp giải nhiệt

Nguyên nhân và cách khắc phục triệt để Sự cố tháp giải nhiệt

Mã HS tháp giải nhiệt là gì? Cách tra cứu mã HS tháp giải nhiệt

Mã HS tháp giải nhiệt là gì? Cách tra cứu mã HS tháp giải nhiệt

Gọi ngay
Gọi ngay
Messenger
Messenger
Zalo
Zalo
Bản đồ
Bản đồ