Cách sửa chữa máy đánh giày với những lỗi thường gặp
Nội dung chính [ Ẩn ]
Lỗi máy đánh giày là điều không thể tránh khỏi khi bạn sử dụng trong khoảng thời gian dài. Có rất nhiều lỗi phổ biến nếu như bạn biết - bạn có thể tránh hay sửa chữa đơn giản ngay tại nhà
Máy đánh giày tự động đang trở thành một thiết bị thiết yếu được sử dụng thường xuyên tại các khách sạn, văn phòng, nhà hàng, hội trường,... Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng theo thời gian sẽ không thể tránh khỏi các lỗi phát sinh, đây chính là vấn đề khá nan giải. Vậy hôm nay các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về chủ đề “Sửa chữa những lỗi thường gặp ở máy đánh giày” qua bài viết sau đây nhé!
Tìm hiểu các lỗi thường gặp ở máy đánh giày và cách sửa chữa đúng cách
Những lỗi thường gặp ở máy đánh giày và cách sửa chữa
Sau một khoảng thời gian dài sử dụng, máy đánh giày sẽ có thể xảy ra các hư hỏng không mong muốn. Theo như khảo sát của chúng tôi đối với người dùng thì có 5 lỗi dưới đây là thường gặp nhất khi máy vệ sinh giày có vấn đề. Hãy theo dõi để biết cách sửa máy đánh giày nếu máy của các bạn gặp các lỗi này.
Máy đánh giày không lấy được xi
Không lấy được xi đánh giày là một trong những lỗi thường gặp nhất ở máy đánh giày. Nguyên nhân gây ra sự cố này có thể là do xi khô bọc cứng đầu của viên bi hoặc xi trong hộp đã bị đông cứng, cụ thể:
Máy đánh giày không lấy được xi là lỗi rất thường xuyên gặp ở thiết bị này
- Xi trong hộp bị đông cứng: Trong những ngày thời tiết se lạnh thì việc xi trong máy đánh giày bị đông lại là điều rất dễ xảy ra. Lúc này, cách để xử lý đơn giản nhất đó chính là cho hộp xi vào ngâm trong nước nóng khoảng 60-70 độ C. Sau đó các bạn sẽ sử dụng cây tăm nhỏ và khuấy đều xi, xi khi gặp nhiệt độ cao sẽ tan chảy, sau đó các bạn đã có thể tiếp tục sử dụng như bình thường.
- Xi khô bọc cứng đầu viên bi: Khi sử dụng máy đánh giày sẽ không có cách nào tránh khỏi việc xi sót lại ở đầu bi. Điều này sẽ gây ra hiện tượng xi bị khô và sẽ bọc cứng quanh đầu viên bi. Để khắc phục được tình trạng này, các bạn có thể dùng 1 tấm vải ướt và lau sạch viên bi để loại bỏ xi khô, khi đã lau sạch các bạn sẽ có thể lấy xi trong máy đánh giày bình thường.
Lò xo và viên bi rớt ra ngoài
Khi vặn van bi quá sát cũng như quá chặt với hộp xi cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng bi và lò xo của máy bị rớt ra ngoài.
Lò xo, viên bi của máy đánh giày bị văng ra ngoài và cách sửa chữa
Nếu như để hộp xi và van bi quá gần nhau, khi người dùng ấn mũi giày vào van bi để lấy xi sẽ vô tình tạo ra một lực đẩy khá mạnh từ lò xo, khi đó van bi sẽ bị đẩy ra bên ngoài. Kèm theo với đó chính là xi bên trong hộp chảy theo đầu bi tạo thêm độ trơn làm cho viên bi bật ra và lò xo cũng theo đó rớt ra ngoài.
Để sửa máy đánh giày bị rớt bi và lò xo ra ngoài các bạn chỉ cần vặn lỏng van 1 ra một chút để đảm bảo van bi không bị tác động bởi trong quá trình sử dụng.
Máy đánh giày không hoạt động
Lỗi máy đánh giày không hoạt động có khá nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này, cụ thể đó là:
Lỗi máy đánh giày không hoạt động và cách khắc phục lỗi
Lỏng dây nguồn
Các bạn cần phải kiểm tra giắc cắm cũng như ổ điện để xem có bị lỏng không, dây điện kết nối có bị hở hay không. Sau đó cắm lại giắc hoặc ổ điện nếu như bị lỏng, còn dây điện có vết hở thì các bạn nên thay mới ngay lập tức. Một số trường hợp, máy vệ sinh giày không hoạt động còn là do sử dụng nguồn điện đảo chiều.
Vị trí đặt máy bị ánh nắng chiếu trực tiếp
Hầu hết các dòng máy vệ sinh giày được ưa chuộng hiện nay là dòng máy vận hành tự động bằng mắt đọc cảm ứng. Tuy nhiên, nếu người dùng đặt máy ở vị trí có cường độ ánh sáng quá lớn sẽ khiến cho mắt độc không thể nào nhận dạng được và máy từ đó sẽ không thể hoạt động.
Ánh nắng chiếu rọi trực tiếp cũng có thể khiến cho mắt đọc của máy không hoạt động
Để sửa máy đánh giày bị lỗi này rất đơn giản, các bạn chỉ cần di chuyển máy đến vị trí khô ráo, thoáng mát và tránh bị ánh nắng mặt trời chiếu rọi trực tiếp. Ngoài ra, cũng nên sử dụng thêm mái che để giúp giảm bớt lượng ánh sáng chiếu vào máy sau đó khởi động lại là xong.
Mắt đọc bị hỏng hoặc bám bụi
Nếu như mắt đọc của máy đánh giày bị bám bụi quá nhiều hoặc mắt đọc bị hỏng thì hệ thống điều khiển sẽ không thể nhận được tín hiệu sau truyền về máy, vậy nên máy sẽ không hoạt động được. Để khắc phục lỗi máy đánh giày này các bạn hãy sử dụng vải mềm để lau sạch mắt đọc của máy, còn trường hợp mắt đọc bị hỏng thì cần thay thế cái mới.
Mạch cảm ứng hoặc motor bị chập cháy
Nếu như không phải do một trong các nguyên nhân trên khiến cho máy đánh giày không hoạt động vậy thì có thể là do mạch cảm ứng hoặc motor của máy đã bị lỗi.
Hỏng mạch cảm ứng hoặc hỏng motor là lỗi rất nặng khiến máy không hoạt động
Đây là một lỗi khá nghiêm trọng, vậy nên cách tốt nhất để sửa chữa máy đánh giày nếu như gặp lỗi này đó là mang máy tới các trung tâm sửa chữa để thay mới motor hoặc mạch cảm ứng bị lỗi.
Máy đánh giày chạy liên tục
Lỗi mà người dùng máy đánh giày gặp khá nhiều đó chính là máy đánh giày chạy liên tục không ngừng. Thông thường, các máy vệ sinh giày tự động đều sẽ có chế độ tự ngắt sau khi ngưng sử dụng từ 30-60s.
Tuy nhiên, nếu như người dùng thực hiện đánh giày xong mà máy vẫn chạy liên tục không dừng lại khi không có giày sẽ rất lãng phí điện năng và làm giảm tuổi thọ của thiết bị.
Máy đánh giày chạy liên tục không ngừng là lỗi khá thường gặp ở thiết bị này
Nguyên nhân chính gây ra lỗi này ở máy đánh giày có thể là do mạch cảm ứng bị lỗi. Để sửa lỗi các bạn cần phải thay mạch cảm ứng mới cho thiết bị. Ngoài ra, lỗi cũng có thể phát sinh do người dùng không cẩn thận vô ý làm gãy mắt đọc của máy và cũng cần phải thay mới nếu mắt đọc bị gãy.
Lỗi chạy 3-5s rồi dừng
Khi người dùng đưa giày vào để vệ sinh motor máy sẽ làm chổi quay thế nhưng chỉ được 3-5s giấy thì máy lại tự động ngắt, sẽ có nhiều người dùng gặp phải lỗi này. Nguyên nhân chính của sự cố có thể là do mạch cảm ứng bị hỏng.
Cách khắc phục cũng tương tự như trên, các bạn hãy đem máy tới các cơ sở sửa chữa máy đánh giày hoặc là trung tâm bảo hành để kỹ thuật viên thay thế hoạc sửa chữa.
>> Xem thêm:
Những lưu ý khi sử dụng máy đánh giày để tránh bị lỗi
Để máy đánh giày hạn chế phát sinh những sự cố hư hỏng cũng như nâng cao độ bền của máy, trong quá trình sử dụng thiết bị, người dùng cần phải lưu ý một số vấn đề sau đây:
Một số vấn đề bạn cần phải lưu ý thực hiện đúng khi sử dụng máy đánh giày
- Đảm bảo nguồn điện cấp cho máy đánh giày là ổn định, ổ điện không có tình trạng lỏng giắc và điện không bị đảo chiều.
- Cung cấp đầy đủ xi cho máy vệ sinh giày, hạn chế việc gián đoạn quá trình đánh giày do thiếu xi. Bên cạnh đó, người dùng cũng cần chọn loại xi đánh giày chất lượng tốt, phù hợp với màu giày và không gây tổn hại đến lớp da giày.
- Trong quá trình sử dụng, tránh để máy va đập mạnh, bởi như vậy sẽ rất dễ làm cho hộp chứa xi bị văng ra và gây móp méo, thậm chí là vỡ van bi khiến cho xi chảy liên tục gây lãng phí. Ngoài ra, lực va đập mạnh cũng khiến cho điểm kết nối giữa chổi quét và trục quay bị vỡ, chổi bị văng ra ngoài và máy từ đó không vận hành được.
Việc sử dụng máy đánh giày rất quan trọng nó sẽ giúp thiết bị bền bỉ, ít hư hỏng
- Thường xuyên vệ sinh và bảo dưỡng toàn bộ thiết bị máy đánh giày để có thể phát hiện kịp thời những lỗi hư hỏng và đưa ra cách để sửa máy đánh giày phù hợp. Tiến hành thay chổi mới định kỳ, thời gian phù hợp là khoảng 6 tháng/ lần và nên chọn loại chổi lông làm để không làm xước da giày.
Trên đây chúng tôi và các bạn vừa cùng nhau tìm hiểu về chủ đề “Sửa chữa những lỗi thường gặp của máy đánh giày”. Hy vọng với những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ giúp các bạn nhanh chóng khắc phục được tình trạng lỗi của thiết bị và có cách sử dụng đúng nhất để máy luôn bền bỉ, ít gặp các lỗi không mong muốn!
Các bạn nếu có nhu cầu tư vấn thêm về lỗi thường gặp ở máy đánh giày, có thể liên hệ hotline: 0961 071 282, để được hỗ trợ!
Bật mí cách làm sạch giày trắng bằng kem đánh răng đơn giản tại nhà
Bật mí cách tẩy vết mốc trên giày trắng chỉ trong 1 nốt nhạc
Hướng dẫn cách xử lý giày trắng bị ô vàng lâu ngày cực nhanh và hiệu quả
Bật mí mẹo vệ sinh giày adidas nhanh chóng cho người lười
[Review] Đánh giá máy sấy giày Xiaomi có nên mua không?
Hỏi Đáp